Thí nghiệm xác định điều kiện biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố điện từ trường, và phân bố nhiệt ngắn mạch biến áp phân phối sử dụng lõi thép vô định hình (Trang 89 - 92)

7. Nội dung luận văn gồm phần mở đầu và 4 chươn g:

4.3 Thí nghiệm xác định điều kiện biên

Để tính phân bố nhiệt trong MBA trong điều kiện làm mát đối lưu, cần xác địn được điều kiện biên trong các biểu thức 3.29, 3.30. Với hình dáng bề mặt của cuộn dây, nhiệt độ bề mặt khá phức tạp, đó chính là điều kiện biên của bài toán. Điều kiện biên có thể xác định bằng thực nghiệm.

Nhiệt độ được đo ở 29 vị trí được đối xứng thể hiện trong hình.4.4. Một cặp nhiệt ngầu để nhiệt độ trong phòng. Cặp nhiệt ngẫu được kết nối với máy tính máy tính và thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từng 5 phút. Để kiểm tra, đặt điện áp thấp cho các cuộn dây cao áp và nhiệt độ được ghi nhận trong hai giờ liên tục cho tới khi sự thay đổi nhiệt độ không quá 10C/lần đo, cho tới khi đạt được trạng thái ổn định nhiệt. Bốn mức năng lượng được sử dụng để đo lường ứng với các dòng điện 1,95, 2,65, 2,80 và 3,00 A, tương ứng mật độ dòng điện 3.00, 4.06, 4.30 và 4.61A/mm2. Thông tin sau đó được phân tích để có được nhiệt độ cuối cùng như điều kiện biên trong mô hình số. Những nhiệt độ là các giá trị trung bình ở từng điểm đo trong hai giờ liên tục.

Bảng 4.4 là kết quả nhiệt độ biên tương ứng bốn giá trị của dòng điện. Từ những kết quả này, ta xây dựng được hàm T (r) và T (z), của biểu thức 3.29, 3.30.

Bảng 4.4:Nhiệt độ biên tương ứng bốn giá trị của dòng điện

Những tổn thất điện tạo ra bởi hiệu ứng Joule được tính toán cho các giá trị tương ứng của dòng điện để xác định giá trị nguồn nhiệt của phương trình 3.28. Thể tích vật liệu đồng là 2,95.10-3m3. Bảng 4.5 thống kê công suất tổn hao, nguồn nhiệt.

Bảng 4.5: Nguồn nhiệt từ tổn hao đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố điện từ trường, và phân bố nhiệt ngắn mạch biến áp phân phối sử dụng lõi thép vô định hình (Trang 89 - 92)