Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Các chỉ tiêu sinh lý của cây trồng đó là chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô là những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của đậu tương và nó liên quan chặt chẽ đến khả năng cho năng suất của cây đậu tương.

Lá là một bộ phận quan trọng của cây, là nơi diễn ra quá trình quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ cũng cấp cho sự sinh trưởng phát triển chung của toàn cây, giúp cây tích lũy vào các cơ quan bộ phận sử dụng như hạt, củ, quả…chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quan hợp của quần thể cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng.

Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương là lượng chất khô được tích lũy trong cây. Khả năng tích lũy chất khô là tiền đề cho quá trình vận chuyển chất hữu cơ vào dự trữ hạt.

Qua nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi đã thu được bảng kết quả về chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô ở các thời kỳ hoa của giống đậu tương thí nghiệm.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón vô cơ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017

Công thức CT1 CT2 CT3(Đ/C) CT4 CT5 P Cv (%) LSD05

- Chỉ số diện tích lá: Diện tích lá của các giống đậu tương phụ thuộc chủ yếu

vào bản chất di truyền của từng giống, ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí hậu, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp canh tác khác nhau. Chỉ số diện tích lá của cây qua các thời kỳ là khác nhau.

Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy: chỉ số diện tích lá tăng từ thời kỳ hoa rộ và đạt cực đại ở thời kỳ chắc xanh. Trong đó ở thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá dao động từ 2,41 - 4,78 m2 lá/m2 đất; thời kỳ chắc xanh chỉ số diện tích lá dao động từ 4,19 - 5,85 m2 lá/m2 đất. So sánh giữa các công thức thấy rằng ở cả 2 thời kỳ, chỉ số diện tích lá

ởCT3(Đ/C), CT4 là tương đương nhau và cao hơn hẳn CT1, CT2,CT5 tin cậy ở mức 95%.

- Khả năng tích lũy vật chất khô: Lượng chất khô tích lũy được phụ vào diện

+ Thời kỳ hoa rộ:

- Khối lượng chất khô thời kỳ này dao động từ 9,96 - 12,80 g/cây. So sánh giữa các công thức thấy rằng CT1 thấp hơn hẳn công thức đối chứng và các công thức còn lại, CT2,CT4 và CT5 tương đương CT3(Đ/C),tin cậy ở mức 95%.

- Tỷ lệ tích khô của các công thức là tương đương nhau, từ 14,16- 15,07%.

+ Thời kỳ chắc xanh:

- Khối lượng chất khô dao động từ 17,23 - 28,53 g/cây. Trong đó CT1 có khối lượng chất khô thấp hơn hẳn công thức đối chứng (CT3) và các công thức còn lại, CT2, CT4 và CT5 có khối lượng chất khô tương đương nhau ( thấp hơn công thức đối chứng), CT3 (Đ/C) đạt 28,53g/cây, tin cậy ở mức 95%.

- Tỷ lệ chất chất khô dao động từ 22,03 - 28,45%. Trong đó CT1 có tỷ lệ tích lũy chất khô thấp hơn hẳn công thức đối chứng, CT2 có tỷ lệ chất khô là 24,12% xếp thứ 2, CT4 và CT5 có tý lệ chất khô tương đương với CT3(Đ/C), tin cậy ở mức 95%.

Tóm lại qua 2 thời kỳ theo dõi cho chúng ta thấy phân bón vô cơ có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của cây đậu tương.

4.4. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Võ Nhai, Thái Nguyên

Đậu tương nói riêng và đậu đỗ nói chung có khả năng đặc biệt khác với các loại cây trồng khác chính là nhờ khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu. Nhờ vào khả năng đặc biệt này mà đậu tương có khả năng cố định đạm, tạo thành dạng đạm dễ tiêu cung cấp cho cây trong suốt quá trình sống, mặt khác cung cấp cho đất một lượng đạm đáng kể nên đậu tương còn được coi như cây trồng cải tạo đất.

Để đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến hình thành và phát triển của nốt sần hữu hiệu của cây đậu tương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số lượng và khối lượng nốt sần ở 2 thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Võ Nhai, Thái Nguyên

Công thức CT1 CT2 CT3(Đ/C) CT4 CT5 P Cv (%) LSD.05

Ở cả 2 thời kỳ hoa rộ và chắc xanh, các tổ hợp phân khác nhau có số lượng và khối lượng nốt sần cơ bản khác nhau.

+ Thời kỳ hoa rộ:

Số lượng nốt sần dao động từ 24,43-31,90 cái/cây. Trong đó CT1, CT2 và CT5 có số lượng nốt sần tương đương nhau nhưng thấp hơn hẳn công thức đối chứng, CT4 có số lượng nốt sần tương đương CT3(Đ/C), tin cậy ở mức 95%.

Khối lượng nốt sần dao động từ 0,61-1,07 g/cây. Trong đó CT5 có khối lượng nốt sần thấp hơn hẳn CT4 và thấp hơn công thức đối chứng, các công thức CT1,CT2,CT3 có khối lượng nốt sần tương đương nhau, CT4 có khối lượng nốt sần đạt (1,07g/cây) và cao hơn công thức đối chứng, tin cậy ở mức 95%.

+ Thời kỳ chắc xanh:

Số lượng nốt sần dao động từ 32,10-40,76 cái/cây. Trong đó CT2 và CT5 có số lượng nốt sần thấp hơn hẳn công thức đối chứng, sếp thứ 2 là CT1, CT3 (Đ/C) và CT4 có số lượng nốt sần tương đương nhau, tin cậy ở mức 95%.

CT3(Đ/C),CT4 và CT5 có khối lượng nốt sần tương đương nhau, tin cậy ở mức 95%. Từ kết quả trên cho ta thấy các tổ hợp phân bón khác nhau đã ảnh hưởng đến việc hình thành nốt sần hữu hiệu của giống đậu tương ĐT51 cũng khác nhau.

4.5. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Trong công tác giống cũng như trong thực tế sản xuất đậu tương, một trong các nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương là do sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất một cách đáng kể vì nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến các bộ phân của cây. Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cũng như gây đổ cho cây. Vì vậy đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ để đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý là vô cùng cần thiết.

Kết quả theo dõi sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, được chúng tôi tổng hợp và trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017

Chỉ tiêu Công thức CT1 CT2 CT3(Đ/C) CT4 CT5 P Cv (%) LSD05

* Ghi chú các mức độ đổ của cây: Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng

thẳng); điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp; điểm 3: Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%); điểm 4: Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp); điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp).

* Ghi chú mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt: Điểm 1: rất nhẹ (<1% diện tích lá); điểm 3:

Nhẹ (1% - 5% diện tích lá); điểm 5: trung bình (>5% - 25% diện tích lá); điểm 7: nặng (>25% - 50% diện tích lá); điểm 9: rất nặng (>50% diện tích lá).

4.5.1. Sâu bệnh hại

- Sâu cuốn lá: qua theo dõi cho thấy sâu cuốn lá hại nhiều vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa đến làm quả. Từ bảng 4.6 chúng ta thấy được ở CT3(Đ/C) mức độ nhiễm sâu cuốn lá là ít nhất (7,33%), các công thức CT2,CT4 và CT5 có mức độ nhiễm sâu cuốn lá tương đương nhau ( cao hơn công thức đối chứng), CT1 bị sâu cuốn lá hại nhiều nhất (10,33%) cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại, tin cậy ở mức 95%.

- Sâu đục quả gây hại chủ yếu ở thời kỳ quả non đến khi quả vào chắc. Qua bảng 4.6 chúng ta thấy sâu đục quả gây hại ở CT2 là ít nhất (thấp hơn công thức đối chứng), CT3(Đ/C) và CT5 có tỉ lệ nhiễm sâu đục quả tương đương nhau, CT1 mức độ nhiễm sâu đục quả là 9,70% tương đương CT4 (cao hơn công thức đối chứng), tin cậy ở mức 95%.

- Bệnh gỉ sắt: Tiến hành điều tra bệnh dỉ sắt trên các công thức, mỗi công thức lấy

150 lá điều tra qua đó có thể thấy các công thức có tỉ lệ tương đương nhau.

4.5.2. Khả năng chống đổ

Đậu tương cũng như các cây trồng khác khả năng chống đổ tốt là một trong các tiêu chí quan trọng đối với công tác chọn tạo giống. Vì để có thể quang hợp tốt, hút nước, vận chuyển chất dinh dưỡng thì cây phải ở tư thế đứng thẳng, nếu cây bị đỗ thì quang hợp kém dễ bị nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ quả lép tăng, năng suất giảm.

Khả năng chống đổ của cây được quyết định bởi một số đặc trưng như chiều cao cây, đường kính thân và đặc tính di truyền của giống. Bên cạnh đó, khả năng chống đổ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, ánh sáng, gió bão và chế độ dinh dưỡng, biện pháp canh tác.

Đánh giá khả năng chống đổ để thấy được khả năng chống chịu của các giống trước điều kiện bất thuận. Chỉ tiêu này được đánh giá theo thang điểm từ 1-5.

Kết quả theo dõi tính chống đổ của giống đậu tương ĐT51 qua các công thức thí nghiệm cho thấy: giống đậu tương ĐT51 có khả năng chống đổ tốt.

4.6. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến yếu tố cấu thành năng suất vànăng suất của giống đậu tượng ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, năng suất của giống đậu tượng ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Cây đậu tương cũng như phần lớn các cây trồng khác, năng suất là tổng hợp của nhiều các yếu tốc cấu thành năng suất như: số cây, số quả, tỷ lệ quả chắc, số hạt và trọng lượng hạt… Các yếu tố này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm canh và điều kiện ngoại cảnh.

Mục tiêu tiêu của trồng trọt là đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Năng suất của đậu tương là kết quả tổng hợp của hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như tổng số quả trên cây, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt và số quả 3 hạt khối lượng hạt trên cây và khối lượng 1000 hạt. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá giống, cũng như điều kiện canh tác. Năng suất được đánh giá trên 2 phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017

Chỉ tiêu Công thức CT1 CT2 CT3(Đ/C) CT4 CT5 P Cv (%)

4.6.1. Số quả chắc/cây

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: số quả chắc/cây của các các công thức thí nghiệm biến động từ 26,60 - 42,56 quả/cây. Trong đó CT1 có số quả chắc trên cây thấp hơn hẳn công thức đối chứng (CT3), CT2 có số quả chắc là 29,03 quả/cây ( thấp hơn công thức đối chứng), CT4 và CT5 có số quả chắc tương đương nhau, CT3(Đ/C) đạt 42,56 quả/cây, tin cậy ở mức 95%.

4.6.2. Số hạt chắc/quả

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: số hạt chắc/quả của các công thức là tương đương nhau từ 2,30-2,60 hạt.

4.6.3. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối lượng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của yếu tố di truyền, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng về: biện pháp kỹ thuật, điều kiện chăm sóc, thời tiết khí hậu. Khối lượng 1000 hạt do độ lớn của hạt quyết định, giống có hạt to mẩy thì khối lượng 1000 hạt cao, đây là cơ sở quyết định đến năng suất của các giống.

Từ bảng số liệu 4.6 cho ta thấy: khối lượng 1000 hạt của các công thức biến động từ 176,70 - 192,83g. So sánh giữa các công thức cho thấy rằng CT1 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn hẳn công thức đối chứng, sếp thứ 2 là CT2 (182,60g thấp hơn công thức đối chứng), CT4 và CT5 tương đương nhau ( thấp hơn công thức đối chứng), CT3(Đ/C) đạt 192,83g, tin cậy ở mức 95%.

4.6.4. Năng suất lý thuyết

NSLT phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống trong điều kiện hoàn cảnh nhất định. NSLT được tính toán dựa trên cơ sở năng suất cá thể, giống nào có năng suất cá thể cao hơn thì năng suất lý thuyết cao hơn. Các yếu tố quyết định đến NSLT là số quả chắc/cây, số hạt chắc/cây, khối lượng 1000 hạt và mật độ, các yếu tố này cao thì NSLT cao.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: NSLT của các công thức thí nghiệm dao động từ 45,75- 64,83tạ/ha. Trong đó CT1 có năng suất lý thuyết thấp hơn hẳn công thức đối chứng(45,75

tạ/ha), CT2 có NSLT là 56,00 tạ/ha thấp hơn công thức đối chứng, CT3(Đ/C),CT4 và CT5 có NSLT tương đương nhau, tin cậy ở mức 95%.

4.6.5. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu: là chỉ tiêu quan trọng, là mục tiêu hàng đầu của các nhà chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên toàn bộ đơn vị diện tích. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện sinh thái của vùng nhất định.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: NSTT của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 18,53 - 27,61tạ/ha. So sánh giữa các công thức thấy rằng CT1 có NSTT thấp hơn hẳn công thức đối chứng và các công thức còn lại, CT2 có NSTT là 22,47 tạ/ha thấp hơn công thức đối chứng, CT4 và CT5 có NSTT tương đương nhau, CT3 (Đ/C) có NSTT cao nhất đạt 27,61 tạ/ha, tin cậy ở mức 95%.

70 60 50 40 30 20 10 0 64.83 64.71 60.43 57 45.75 22.47 18.53 27.61 25.23 25.19

Năng suất lý thuyết

Biểu đồ 4.1. NSTT và NSLT của các công thức phân bón thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Tôi có một số kết luận như sau:

- Thời gian sinh trưởng: trên các nền đất sử dụng các loại phân bón vô cơ khác nhau thì thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 là khác nhau, dao động trong khoảng từ 89 - 91 ngày, phù hợp để trồng vụ hè thu tại Võ Nhai, Thái Nguyên.

- Một số chỉ tiêu sinh lý:

Các công thức phân bón vô cơ cho đậu tương ĐT51ở thí nghiệm có CSDTL thời kì chắc xanh khá cao, từ 4,19-5,85 m2 lá/m2 đất. Ở công thức 3(Đ/C) có chỉ số diện tích lá cao nhất ở 2 thời kì hoa rộ và chắc xanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w