Trên cơ sở tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây cà chua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như: Xác định thời vụ, mật độ và khoảng cách thích hợp để sản xuất cà chua đạt được năng suất cao, phù hợp cho điều kiện từng vùng.
2.6.1.Kết quả nghiên cứu về thời vụ
Về thời vụ trồng cà chua được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, ở Việt Nam, các tác giả Tạ Thu Cúc (2006) [6], Đường Hồng Dật (2003) [9], Trần Khắc Thi [18] và Chu Thị Thơm [21] cho rằng: Đối với vùng đồng bằng Sông Hồng có thể trồng vụ hè thu và thu đông, gieo hạt từ đầu tháng 6 đến tháng 7, trồng khoảng đầu tháng 7 đến cuối tháng 7, cho thu hoạch vào tháng 10 dương lịch. Vụ đông xuân có 3 trà: Trà sớm gieo hạt tháng 7, tháng 8, thu hoạch cuối tháng 10 đến tháng 12; trà chính vụ gieo hạt từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, thu hoạch cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau; trà muộn gieo hạt vào tháng 11, 12 thu hoạch vào tháng 3 tháng 4 năm sau. Vụ xuân hè gieo hạt cuối tháng 1, đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 tháng 6. Vụ hè gieo hạt tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 5 tháng 6.
Các tác giả trên cũng chỉ ra rằng, trong 5 vụ trên, chỉ có vụ đông xuân là thuận lợi hơn cả, vì điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng phát triển, ít sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng quả cao, vì vậy mà sản lượng thường tập trung nhiều, giá bán thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Các vụ còn lại thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại nặng, nên ảnh hưởng xấu đến năng suất cà chua, nhưng có ưu điểm là trái vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào những ngày nắng nóng, đồng thời giá bán cao có lợi cho người sản xuất. Tuy nhiên, để hạn chế những thất thoát về năng suất trong điều kiện trái vụ này, các tác giả trên cũng khuyến cáo là nên chọn
19
dùng những giống cà chua có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh hại tốt, cần tăng cường chăm sóc cho cà chua.
Vùng Bắc Trung bộ có đặc điểm khí hậu gần giống như vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng do mưa muộn hơn nên thời vụ muộn hơn từ 15 đến 20 ngày so với vùng đồng bằng Sông Hồng. Ở miền Nam chủ yếu trồng cà chua vụ đông xuân từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thích hợp nhất, vụ này cà chua đạt tỷ lệ đậu quả cao, năng suất cao. Ngoài ra, ở đây có thể trồng cà chua mùa mưa, nhưng chỉ có một số giống chịu nhiệt và ra hoa được rong điều kiện ẩm độ cao mới cho năng suất khá như: Red Crown 250, New ca-rai-bô, KBT4, TN-52, VL2000. Các giống này ra hoa đậu quả ngay cả thời gian mưa lớn liên tục và tương đối ít bị bệnh héo xanh (Thông tin KHCN, 2008) [25]. Riêng vùng Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi có khí hậu mát lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm 180C, nên cà chua được trồng quanh năm. Như vậy, việc bố trí thời vụ thích hợp cho cà chua chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống, nhiệt độ và ẩm độ.
2.6.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ
Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cúc [6] đã nghiên cứu và cho rằng, những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn có cành lá sum suê, phân cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình còn lại.
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự [19] thì cà chua có thể phát triển phù hợp với khoảng cách 0,7 x 0,4m (mật độ 3,5 - 4,0 vạn cây/ha. Theo Đào Xuân Thảng [22], Dương Kim Thoa và các cộng sự [23] thì giống VT3, PT18 (hữu hạn, bán hữu hạn) có thể trồng với mật độ 3,1 - 4,0 vạn cây/ha. Khoảng cách 75 x 40cm hay 70 x 40 - 45cm là tốt nhất. Giống vô hạn như TN148, TN129 trồng với khoảng cách (70 x 50cm), mật độ 2,8 vạn cây/ha. Tác giả Trần Khắc Thi và cộng sự cho rằng, ở Việt Nam để cà chua có năng suất cao nên trồng với mật độ 3,2 - 4,0 vạn cây/ha [24]. Hiện nay trong sản xuất thường áp dụng các mật độ khoảng cách sau (Lại Minh Hoàn, 2005) [12]:
Đối với giống vô hạn: 70cm x 40cm (3,2 vạn cây/ha) Đối với giống hữu hạn: 70cm x 35cm (3,5 vạn cây/ha)
Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 70cm x 30cm (4,0 vạn cây/ha)
Tác giả Ngô Xuân Chinh [8], năm 2012 đã báo cáo rằng mật độ phù hợp cho cà chua là 25.000 cây/ha và đã so sánh các công thức phân bón trong đó 2 công thức 360kg N - 150kg P2O5 và 413kg K2O và 420kg N - 175kg P2O5 và 482 kg K2O (tùy mùa) cho năng suất và hiệu quả kinh tế nhất.