Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự [24] thì trong điều kiện Việt Nam để sản xuất cà chua an toàn lượng phân bón cho 1ha là: 25 tấn phân chuồng, 150kg N, 90kg P2O5 và 150kg K2O. Theo tác giả Tạ Thu Cúc [6] thì sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông Hồng thì phân hữu cơ hoai mục trung bình 15 - 20 tấn, nếu có điều kiện có thể bón 30 - 40 tấn cho 1ha gieo trồng. Phân vô cơ từ 90 đến 120kg N, 60 - 90kg P2O5,100 - 120kg K2O. Theo Chu Thị Thơm và cộng sự [21] cho biết, phân chuồng ủ từ 20 đến 25 tấn/ha hoặc 10 tấn phân gà ủ hoai cho cà chua.
Tác giả Phạm Hồng Cúc [4] cho rằng, ở vùng đồng bằng miền Nam lượng phân vô cơ bón cho cà chua/ha như sau: từ 120 đến 200kg N, 100 - 150 kg P2O5, 80 - 120kg K2O. Như vậy, phần lớn các tác giả đã giới thiệu các tổ hợp phân bón thích hợp cho cà chua dao động từ 120 đến 180kg N; 60 - 90kg P2O5; 15 - 180kg K2O cho tất cả các loại hình sinh trưởng. Tác giả Kuo et al. [36], giới thiệu mức NPK riêng cho 2 loại hình sinh trưởng. Riêng tác giả Hipp [31] đưa ra mức bón rất cao cho cà chua ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Italy là 158kg N, 136 kg P2O5, 214kg K2O (Colla G) [30]. Phạm Hồng Cúc [8] giới thiệu mức bón N tới 200kg, cao hơn K2O và mức khuyến cáo của các tác giả khác. Điều đó cho thấy, cà chua là cây yêu cầu dinh dưỡng cao, tuy nhiên, việc sử dụng lượng phân bón như thế nào để đảm bảo vừa cho năng suất, chất lượng cao, vừa an toàn thực phẩm là vấn đề nhiều nhà khoa học
21
quan tâm. Theo tiêu chuẩn cà chua an toàn theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN do Bộ NN&PTNT [16] ban hành thì dư lượng nitrate (NO3) trong quả cho phép là ≤ 150mg/1kg sản phẩm tươi. Vì vậy cần nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp đối với giống mới trong từng vùng sinh thái nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo sản phẩm cà chua an toàn. Theo tác giả Vũ Lan Anh (2014) [1], đối với giống cà chua TN386 được trồng theo điều kiện sinh thái ở thành phố Thái Nguyên khi thay thế 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT cho phân chuồng kết hợp với 100kg P2O5 và 150kg K2O thì lượng phân đạm là 90kg cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngoài đạm, lân và kali ra, các nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả [25]. Cà chua có phản ứng tốt đối với các nguyên tố vi lượng Bo, Mn, Zn,... đặc biệt là Molipden. Nói chung, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra năng suất cao, lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống, thời tiết, tình trạng đất và kỹ thuật trồng trọt.
Theo tác giả Cao Thị Làn [13] đối với sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân NPK (12 - 10 - 20) với lượng phân 200kg NPK thì cho năng suất, chất lượng quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể. Với chu kỳ bón phân 8 ngày/lần, không nên thu họach quả cà chua vào ngày thứ 3 sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất.