2.3.3.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỳ vọng và ý định hành vi chấp nhận
Marketing mạng xã hội của của khách hàng
Hiệu suất kỳ vọng là mức độ thuận tiện mà công nghệ cung cấp cho khách hàng khi thực hiện những hoạt động nhất định nào đó (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003). Mối quan hệ này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi (Boontarig, Chutimaskul, Chongsuphajaisiddhi, & Papasratorn, 2012) cho rằng hiệu suất kỳ vọng không có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng của khách hàng. Mặc dù vẫn chưa nhất quán về đặc tính của mối quan hệ này, tuy nhiên đa số nghiên cứu gợi ý rằng có một mối tương quan tích cực về hiệu quả kỳ vọng đến ý định chấp nhận sử dụng Marketing mạng xã hội của khách hàng (ủng hộ bởi: Wang và cộng sự, 2009; Noreen, 2016; Raman & Don, 2013). Từ đó, tác giả đề xuất:
Giả thuyết H1: Hiệu quả kỳ vọng ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp nhận Marketing mạng xã hội của khách hàng
2.3.3.2. Mối quan hệ giữa nỗ lực kỳ vọng và ý định hành vi chấp nhận Marketing mạng xã hội của của khách hàng
“Nỗ lực kỳ vọng” là mức độ nổ lực hỗ trợ của người bán đối với khách hàng sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003); Theo mô hình UTAUT (Wikipedia), sự nổ lực kỳ vọng là một trong bốn yếu tố tham gia giải thích ý định chấp nhận công nghệ của khách hàng. Nếu khách hàng cảm nhận người bán có những nổ lực tích cực ủng hộ cho họ sử dụng công nghệ (Marketing mạng xã hội) thì nhiều khả năng khách hàng sẽ có ý định tích cực về việc sử dụng công nghệ. Mối quan hệ này được ủng hộ bởi nhiều tác giả (Boontarig và cộng sự, 2012) cho rằng nổ lực kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực với ý định hành vi của khách hàng. Từ đó tác giả đề xuất:
Giả thuyết H2: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp nhận markteing mạng xã hội của khách hàng.
2.3.3.3. Mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội và ý định hành vi chấp nhận Marketing mạng xã hội của của khách hàng
Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà người tiêu dùng nhận thức được rằng những người thân (gia đình, bạn bè) ủng hộ họ sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội chủ yếu là truyền miệng tích cực (eWOM), mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội và thái độ đối với truyền miệng tích cực trực tuyến dựa trên giả định rằng, nếu có nhiều ảnh hưởng từ truyền miệng tích cực trực tuyến, khách hàng sẽ càng dễ dàng chấp nhận Marketing mạng xã hội. Theo mô hình UTAUT, ảnh hưởng xã hội là một trong bốn yếu tố góp phần tích cực đến ý định sử dụng công nghệ của khách hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn có những ý kiến trái chiều, Boontarig và cộng sự (2012) cho rằng Ảnh hưởng xã hội không có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng công nghệ. Do đó, mối quan hệ này còn cần được kiểm chứng, từ đó tác giả đề xuất:
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định hành vi chấp nhận Marketing mạng xã hội của khách hàng.
2.3.3.4. Mối quan hệ giữa điều kiện vật chất thuận lợi và ý định hành vi chấp nhận Marketing mạng xã hội của của khách hàng
Điều kiện vật chất thuận lợi đề cập đến nhận thức của khách hàng về các nguồn lực và sự hỗ trợ sẵn có để thực hiện hành vi của mình, là mức độ mà các cá nhân tin rằng một đơn vị có đầy đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật để hỗ trợ họ sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Theo Boontarig và cộng sự (2012) điều kiện vật chất thuận lợi có ảnh hưởng tích cực với ý định thực hiện hành vi của khách hàng; và bị tác động gián tiếp qua trải nghiệm và độ tuổi của khách hàng (Venkatesh và cộng sự, 2011). Điều này có thể giải thích là nếu khách hàng có những nhận thức tích cực rằng những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết bị là tốt nhiều khả năng họ sẽ sẵn sàng tham gia chấp nhận Marketing mạng xã hội. Từ đó, tác giả đề xuất:
Giả thuyết H4: Điều kiện vật chất thuận lợi có tác động tích cực đến ý định hành vi chấp nhận Marketing mạng xã hội của khách hàng.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm trong nghiên cứu cũng như lược sử các nghiên cứu trước đây trên thế giới trong cùng lĩnh vực nghiên cứu từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp thiết kế nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và cỡ mẫu cũng như các phương pháp, kỹ thuật phân tích định lượng và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu.