8.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này cũng cho nhà quản lý thấy được hiệu quả quản lý chi phí và doanh thu trong kỳ.
Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số nàyphụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Quý I năm 2021:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = ợ ậ ò = = 23.4%
Như vậy, lợi nhuận sau thuế chiếm 23.4% doanh thu thuần. So với cùng kỳ năm trước, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng 1% ( tỷ suất Quý I năm 2020 = = 22.4%), tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng không đáng kể nhưng điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn luôn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tốt các loại chi phí hoạt động để đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty.
8.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Chỉ số ROA cho nhà quản lý đánh giá được mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Từ đó nhà quản lý đánh giá được với 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Quý I năm 2021: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = ợ ậ ò
ổ à ả = =
5.7%, giảm đi so với Quý I năm 2020 ( ROA = 6.03%) nhưng mức giảm không đáng kể, qua đó cho chúng ta thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn rất hiệu quả. Đây là lý do giải thích vì sao cổ phiếu VNM luôn nằm trong top những cổ phiếu đắt giá nhất thị trường và có tốc độ tăng trưởng ổn định.
8.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Return On Equity – ROE) là thước đo hiệu quả tài chính được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. ROE được coi là một thước đo mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty để tạo ra lợi nhuận.
ROE được coi là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của một công ty, nó rất hữu ích khi so sánh các công ty trong cùng một ngành.
ROE ổn định và tăng theo thời gian có nghĩa là một công ty rất giỏi trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông bởi vì họ biết cách tái đầu tư thu nhập của mình một cách khôn ngoan để tăng năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROE giảm có nghĩa là ban lãnh đạo đang đưa ra các quyết định kém về tái đầu tư vốn vào các tài sản không tạo ra lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = ợ ậ ò
ố ủ ở ữ = = 8.5
%, thấp hơn không đáng kể so với ROE cùng kì năm trước ( ROE Quý I năm 2020 = 8.6%) một lần nữa chứng tỏ hoạt động kinh doanh ổn định của Vinamilk qua các thời kì. 9.Một số chỉ tiêu tài chính khác
9.1. Chỉ số EPS
EPS là thu nhập trên mỗi cổ phần thường. EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ nắm giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên cổ phiếu sẽ cao hơn
EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãiSố lượng cổ phiếu thường Chỉ số EPS trong các quý gần đây
Chỉ tiêu Quý I 2020 Quý III 2020 Quý I 2021
Số lượng cổ phiếu lưu hành 1.741.377.694 2.089.645.346 2.089.995.445
EPS (đồng) 6061 6383 5,752
Chênh lệch EPS - 322 -631
Thu nhập trên một cổ phiếu EPS
EPS là chỉ số đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ vốn cổ đông đóng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn, từ đó cũng thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty là tốt hay không chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.
Biểu đồ biến động EPS - Giá
Chỉ tiêu EPS đã trải qua đợt tăng trưởng trong 2 quý đầu năm 2020, sau đó đột ngột giảm vào giai đoạn 2 quý sau 2020 đến quý đầu 2021. Cụ thể EPS quý III 2020 là 6383 đồng, tăng 322 đồng so với EPS quý I 2020. Sự tăng trưởng cho thấy nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi cổ phiếu đang năm giữ, từ đó giúp cổ phiếu Công ty sẽ càng hấp dẫn hơn trên thị trường chứng khoán.
EPS quý I 2021 là 5752 đồng giảm 631 đồng so với quý III 2020. Chỉ số này giảm do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của cổ phiếu phát hành thêm. Hay nói cách khác, lợi nhuận sau thuế sẽ phải chia cho nhiều cổ phiếu hơn, dẫn đến mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu bị giảm đi. Tuy nhiên đây cũng là một mức EPS cao so với nhiều doanh nghiệp trong nước giai đoạn này, điều đó cho thấy cổ phiếu Vinamilk vẫn rất hấp dẫn nhà đầu tư.
9.2. Hệ số giá trên thu nhập 1 cổ phiếu P/E
Bảng chỉ số P/E
Chỉ tiêu Quý I 2020 Quý III 2020 Quý I 2021
EPS (đồng) 6061 6383 5,752
P/E 14.01 14.06 15.11
P/E là giá trên thu nhập của cổ phiếu. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập từ mỗi cổ phiếu. P/E cho thấy giá cổ phiếu trên thị trường hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập. Nếu P/E cao thì có nghĩa người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc tăng trưởng cao trong tương lai.
Ta thấy chỉ số P/E của Vinamilk vào quý I 2021, cao nhất trong giai đoạn 5 quý. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán đang dần sôi động trở lại sau thời gian trầm xuống do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid.
10. Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính
Phân tích tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính của doanh nghiệp và vị thế của nó trong ngành. Vì vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính phải chính xác, có độ tin cậy cao, người phân tích phải có trình độ chuyên môn tốt. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.
10.1. Chất lượng thông tin sử dụng
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính. Một khi sử dụng thông tin không chính xác, không phù hợp thì kết quả phân tích tài chính là vô nghĩa. Vì vậy, có thể nói chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng của quá trình phân tích tài chính.
Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân
tích có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Tình hình nền kinh tế luôn không ngừng biến động, tác động đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm làm nên sự phù hợp của thông tin. Vậy nên, chất lượng của thông tin sử dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
10.2. Trình độngười phân tích
Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người phân tích. Từ các thông tin thu thập được, người phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu và gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Kết hợp với các thông tin vềđiều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Nói cách khác, người phân tích tài chính là người làm cho các con số“biết nói”.
Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệtương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua việc đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, các nhà quản lý có thể biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.
11. Định hướng hoạt động và phát triển của Công ty Cổ phấn sữa Việt Nam –Vinamilk trong thời gian tới Vinamilk trong thời gian tới
Vinamilk đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian vừa qua, trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam và đang nỗ lực chinh phục thị trường quốc tế. Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác định định hướng phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
- Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
- Đồng thời, quá trình cao cấp hóa danh mục sản phẩm vẫn tiếp tục được thực hiện một cách có chọn lọc. Ngoài ra, công ty sẽ mở rộng chuỗi giá trị từ trang trại, nhà máy đến hệ thống phân phối và nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động tại các công ty thành viên.
Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam
- Ưu tiên tập trung khai thác thịtrường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn. - Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
- Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thịtrường
Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á
- Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.
- Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
- Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thịtrường trọng điểm mới
Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.
1.Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý
Đối với cơ cấu nguồn vốn: ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty khá cao, phản ánh mức độđộc lập về tài chính của doanh nghiệp. Công ty cũng nên tăng cường sử dụng vốn vay thay vì sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu. Sử dụng nhiều vốn vay hơn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính được hiệu quả hơn bên cạnh đó nó cũng giúp công ty tiết kiệm được một khoản thuế nhất định. Đặc biệt, doanh nghiệp nên tận dụng thêm các khoản nợ dài hạn, với một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như Vinamilk thì nên sử dụng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn là điều khá hợp lý. Trong những năm gần đây nợ dài hạn của doanh nghiệp được sử dụng khá ít, để ổn định được chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp nên huy động thêm các nguồn vay nợ dài hạn đểđầu tư cho các khoản tài sản cốđịnh.
2.Quản lý hàng tồn kho 2.1. Mã hóa vật tư/ hàng hóa 2.1. Mã hóa vật tư/ hàng hóa
Trong doanh nghiệp, bất kỳ ngành nghề nào, sản xuất hay thương mại thì việc mã hóa vật tư/ hàng hóa là cực kỳ quan trọng. Đây là chìa khóa để quản lý hàng tồn kho hiệu
Hiệu quả của việc mã hóa vật tư/ hàng hóa là bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thểđọc, hiểu và nhận diện chính xác mã từng vật tư/ hàng hóa. Nhưng quan trọng hơn hết là doanh nghiệp có thể kiểm soát tồn kho hiệu quảvà và chính xác hơn vì thực tế, với một vật tư có nhiều tên gọi, khi chuẩn hóa bộ mã thì sẽtránh được việc trùng lặp, sai sót.
Việc xây dựng mã hàng có rất nhiều cách thức khác nhau nhưng để xây dựng một bộ mã cho khoa học thì phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:
- Mức độ chi tiết của yêu cầu quản lý thông tin
- Thói quen của người sử dụng thông tin cũng như cơ chế kiểm soát việc sử dụng bộ mã
2.2. Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa
Đây là công việc vô cùng quan trọng để có thể quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Việc