Quản lý khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính Báo cáo tài chính quý I năm 2021 công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt nam (Trang 36)

Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt: Công ty phải tiến hành ngay các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ra ứ đọng vốn. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước sau đó đến các khoản nhỏ sau; nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thường xuyên tránh trường hợp chây ỳdây dưa khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn nữa tuỳ theo từng thời gian quá hạn của khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho công ty. Việc thu hồi nợ tiến hành hiệu quả sẽtăng lượng tiền

của công ty lên. Lượng tiền tăng lên này công ty có thể dùng một phần hay toàn bộđể gửi ngân hàng hay giữ tại quỹ của công ty nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thì của công ty để từđó ứng phó tốt hơn các khoản nợđến hạn của mình.

Một giải pháp nữa là giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn. Sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lực thanh toán lớn. Vì vây công ty nên chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng và thay vào đó bằng các khoản nợ dài hạn 5.Xác định nhu cầu vốn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công ty cần có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định , vốn lưu động, và các vấn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Việc xác định lượng vốn và cơ cấu vốn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán của mình bởi vì xác định được có cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn đồng thời là việc trả nợ luôn nằm trong tầm tay vì lượng vốn vay đủ cho việc kinh doanh không dư thừa vốn. Vì vậy công ty cần phải chú trọng mét sè vấn đề sau :

Xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu xác định không chính xác dẫn đến tình trạng thừa vốn kinh doanh gây ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác mỗi đồng vốn công ty sử dụng đều phải trả chi phí nhất định do vậy việc dùng chúng tiết kiệm là một việc làm cần thiết, giảm được chi phí sử dụng vốn không cần thiết. Sau đó trên cơ sở nhu cầu vốn xác định công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, xác định khảnăng vốn tự có, sử dụng thật hiệu quả vốn tự có của doanh nghiệp và hiện nay khảnăng chiếm dụng thêm vốn của người bán là rất khó vì công ty đã chiếm dụng mét lượng vốn khá lớn mà không phải trả lãi.

6.Phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷgiá đơn giản bằng cách tiến hành cùng lúc hai hợp đồng xuất và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu ngoại tệ lên giá so với VNĐ thì công ty sẽ sử dụng phần lãi của hợp đồng xuất khẩu để bù đắp tổn thất hợp đồng nhập khẩu. Kết quả là rủi ro tỷgiá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu và dễ thực hiện. Tuy nhiên vấn đề là liệu có khảnăng công ty tìm kiếm được hai hợp đồng như thế cùng lúc không. Đối với công ty sản xuất theo phương thức FOB (nhập nguyên liệu , xuất thành phẩm) thì điều này khả thi.

Lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: Mỗi khi kiếm được lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thì công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào xảy ra biến động tỷ giá bất lợi, khoản quỹ này sẽ hạn chế được tổn thất ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.Phương pháp này cũng đơn giản và ít tốn kém, tuy nhiên nhược điểm là đòi hỏi sự sát sao trong công tác kế toán và quản lý quỹđểđảm bảo quỹ không bị thất thoát hay lạm dụng sai mục đích.

Ngoài ra còn một phương thức là sử dụng thị trường tiền tệđể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối với các giao dịch cho vay trên thị trường tiền tệđể cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

7.Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Đối với những dự án cơ bản dở dang, Công ty cần xác định lại nhu cầu vốn của các dự án đó và cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để tạo ra tài sản cố định hữu hình, từ đó giảm bớt các tài sản cố định không sinh lời và Công ty sẽ có thêm tài sản cố định tham gia vào quá trình tạo doanh thu.

Công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao tốn chi phí .

Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý , khai thác tối đa công suất và nâng cao khả năng làm việc của máy móc thiết bị; Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận nhằm năng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng TSCĐ , giảm tối đa thời gian ngừng việc, sử dụng

các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động bảo quản giữ gìn máy móc thiết bị và quy trách nhiệm bồi thường đối với những người gây thiệt hại về TSCĐ cho công ty. Hàng năm công ty nên đánh giá lại tài sản cố định kết hợp với việc bảo toàn và phát triển vốn cố định.Bảo toàn vốn xuất phát từ điều kiện nền kinh tế có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động, do đó đánh giá TSCĐ theo giá thị thường sẽ cho chúng ta thấy được tiềm lực thực tế của công ty. Bảo toàn vốn được thực hiện cả về mặt hiện vật lẫn giá trị.

Phần III. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng, mục tiêu cuối cùng là xây dựng để trường tồn. Do vậy, cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Để thực hiện được mục tiêu này và cung cấp cho các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp với độ tin cậy cao thì phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, nhà cho vay, cổ đông, người lao động và nhà quản trị doanh nghiệp.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính cùng với đó là phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, nhóm 8 đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, đã phản ánh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Hy vọng rằng đây là một cơ sở giúp cho Công ty cổ phần Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk nói riêng và các công ty cùng ngành thực phẩm nói chung thực hiện tốt hơn công tác quản lý và cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng Tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của giảng viên và những người quan tâm để Tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp ( Đại học kinh tế quốc dân ), Nhà xuất bản giáo dục, 2002

2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp (Đại học kinh tế quốc dân), Nhà xuất bản giáo dục, 2002

3. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn 3 tháng kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2021:

https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1619682244_FS31032021_ Separate_VN.pdf

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính Báo cáo tài chính quý I năm 2021 công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt nam (Trang 36)