Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính Báo cáo tài chính quý I năm 2021 công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt nam (Trang 38 - 41)

Đối với những dự án cơ bản dở dang, Công ty cần xác định lại nhu cầu vốn của các dự án đó và cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để tạo ra tài sản cố định hữu hình, từ đó giảm bớt các tài sản cố định không sinh lời và Công ty sẽ có thêm tài sản cố định tham gia vào quá trình tạo doanh thu.

Công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao tốn chi phí .

Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý , khai thác tối đa công suất và nâng cao khả năng làm việc của máy móc thiết bị; Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận nhằm năng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng TSCĐ , giảm tối đa thời gian ngừng việc, sử dụng

các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động bảo quản giữ gìn máy móc thiết bị và quy trách nhiệm bồi thường đối với những người gây thiệt hại về TSCĐ cho công ty. Hàng năm công ty nên đánh giá lại tài sản cố định kết hợp với việc bảo toàn và phát triển vốn cố định.Bảo toàn vốn xuất phát từ điều kiện nền kinh tế có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động, do đó đánh giá TSCĐ theo giá thị thường sẽ cho chúng ta thấy được tiềm lực thực tế của công ty. Bảo toàn vốn được thực hiện cả về mặt hiện vật lẫn giá trị.

Phần III. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng, mục tiêu cuối cùng là xây dựng để trường tồn. Do vậy, cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Để thực hiện được mục tiêu này và cung cấp cho các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp với độ tin cậy cao thì phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, nhà cho vay, cổ đông, người lao động và nhà quản trị doanh nghiệp.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính cùng với đó là phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, nhóm 8 đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, đã phản ánh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Hy vọng rằng đây là một cơ sở giúp cho Công ty cổ phần Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk nói riêng và các công ty cùng ngành thực phẩm nói chung thực hiện tốt hơn công tác quản lý và cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng Tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của giảng viên và những người quan tâm để Tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp ( Đại học kinh tế quốc dân ), Nhà xuất bản giáo dục, 2002

2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp (Đại học kinh tế quốc dân), Nhà xuất bản giáo dục, 2002

3. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn 3 tháng kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2021:

https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1619682244_FS31032021_ Separate_VN.pdf

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính Báo cáo tài chính quý I năm 2021 công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)