Sự thay đổi về kinh doanh sau thương vụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY đổi TÌNH HÌNH tài CHÍNH của MASAN SAU THƯƠNG vụ sáp NHẬP VINCOMMERCE đã xoay (Trang 26 - 30)

V. Tình hình tài chính sau thương vụ

1. Sự thay đổi về kinh doanh sau thương vụ

28 Kết quả đó có được là do ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng vượt trội với 38,5% so với 2019, đạt doanh thu 6.882 tỷ đồng nhờ việc mở rộng danh mục các sản phẩm cao cấp.

Tính đến cuối năm 2020, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu trên 2.000 tỷ đồng là Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư và Wake-up 247.

Theo báo cáo của MCH, đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi người tiêu dùng, tăng trưởng doanh số của ngành thực phẩm tiện lợi không chỉ tập trung ở phân khúc trung cấp mà còn ở phân khúc cao cấp khi Masan ra mắt bộ sản phẩm ăn sáng Chinsu có thịt thật nguyên miếng gồm: Phở bò, Miến gà hầm măng, Hủ tiếu Nam Vang, Hủ tiếu Bò Kho, Bánh đa cua, Cháo Sườn, Cháo Tim Gan.

Omachi tăng 32% so với năm 2019, thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần, trở thành nhãn hiệu bán chạy nhất tại kênh Siêu thị và mì tô bán chạy nhất cả nước. Ở phân khúc trung cấp, mì Kokomi cũng vượt trội hơn hẳn, tăng trưởng 42,8% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện là nhãn hiệu mì bán chạy nhất miền Bắc.

Với doanh thu mảng mì gói đạt 6.882 tỷ đồng, Masan đang thu hẹp khoảng cách với đối thủ mì Hảo Hảo của Acecook, năm 2019, doanh thu của Acecook đã đạt hơn 10.000 tỷ đồng, hàng bán trên cả Shoppe, trong khi năm 2019 Masan chỉ đạt top 3, thua cả mì Gấu đỏ của Asia Foods.

Doanh thu ngành hàng gia vị đã tăng 12,4% trong năm 2020, đạt 8.147 tỷ đồng

nhờ tăng trưởng dòng sản phẩm nước mắm cao cấp và doanh số tăng gấp đôi của sản phẩm hạt nêm cao cấp. Đây là ngành trụ cột của Masan Consumer và là ngành có lợi nhuận cao nhất.

Ngành hàng nước uống tăng trưởng 5% đạt doanh thu 3.724 tỷ đồng và cà phê giảm nhẹ doanh số so với năm 2019. Ngành nước uống tăng trưởng chủ yếu dựa vào nước tăng lực, trong đó nước tăng lực vị cà phê Wake-Up 247 giành 10% thị phần toàn quốc, các dòng nước tăng lực khác của Masan cũng đã mang về những dấu hiệu phát triển khả quan như Compact Cherry (đạt 1% thị phần, tăng 81%) và Hổ Vằn đạt 0,6% thị phần sau gần 1 năm ra mắt.

29 Dự kiến năm 2021, ngành nước tăng lực của công ty sẽ đạt 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ uống của Masan.

Mục tiêu của MCH là đẩy mạnh ngành hàng đồ uống nhằm đạt được mục tiêu doanh thu phân bổ theo tỷ lệ 50% đóng góp từ đồ uống, 50% từ thực phẩm vào năm 2025.

Ngành hàng thịt chế biến đạt mức tăng trưởng đột phá với 104,4%, đạt doanh thu

840 tỷ đồng nhờ sản phẩm xúc xích Ponnie.

Ngành hàng chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC) dù mới tung ra sản phẩm mới

vào tháng 9/2020 nhưng cũng đã đóng góp 5,3% doanh số cho Masan Consumer sau khi MCH mua cổ phần chi phối CTCP Bột giặt NET.

Với sự sáp nhập của Vincomerce vào công ty mẹ Masan Consumer Holdings để thành lập The CrownX Corporation, Masan Consumer hiện là một trong số ít các công ty ở Việt Nam sở hữu hệ thống phân phối cho cả ngành thực phẩm lẫn đồ uống với các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm đồ uống với gần 3.000 nhân viên bán hàng. Mạng lưới rộng lớn này cho phép MCH tiếp cận người tiêu dùng ở vùng nông thôn, đối tượng MCH có chiến lược bao phủ mạnh mẽ thời gian tới.

MCH cho rằng việc sở hữu hệ thống của Vinmart, Vinmart+ không nhận được bất kỳ lợi thế thương mại đặc biệt nào so với các công ty FMCG khác trên thị trường nhưng ít nhất có thể đảm bảo sản phẩm của MCH luôn có mặt tại tất cả các kênh phân phối. Kết quả là có 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan (Kantar Worldpanel).

Với tôn chỉ 3A (Affordability, Availability và Assurance of Quality), nghĩa là giá cả hợp lý, tiếp cận được người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi và đảm bảo chất lượng, MCH đặt mục tiêu tốc độ phát triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 20%/năm.

Masan Consumer dự kiến năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới như ngành hàng nước uống, thịt chế biến và chăm sóc cá nhân và gia đình.

30 Vincommerce đã có 3 quý liên tiếp ghi nhận EBITDA dương. Biên EBITDA cải thiện từ 0,2% trong quý 4/2020 lên 2% trong quý 1/2021 và 2,2% trong quý 2/2021. Nguyên nhân nhờ đơn vị cải thiện biên lợi nhuận thương mại nhờ đàm phán với các nhà cung cấp lớn, tối ưu hóa chi phí vận hành cửa hàng và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng

Biên lãi gộp của Vincommerce đã cải thiện từ mức 15-16% trong 2 quý đầu năm 2020 lên 18-19% trong các quý gần đây.

Việc mạnh tay đóng cửa những điểm bán không hiệu quả cùng với cải thiện chuỗi cung đã giúp Vincommerce giảm đáng kể chi phí bán hàng & quản lý (SG&A) so với những quý đầu tiếp quản. Báo cáo của Masan cũng cho biết chi phí vận hành trung bình/tháng trong quý 1/2021 của Vinmart+ đã giảm 10% và VinMart giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2020, đã có tới 700 điểm bán được đóng cửa.

31 Tính đến cuối quý 2/2021, VCM có 2.369 cửa hàng VinMart/VinMart+, tăng so với cuối năm 2020. Trong đó, VinMart tiếp tục cắt giảm 1 cửa hàng, ngược lại chuỗi VinMart+ đóng 57 cửa hàng không hiệu quả; song song mở mới 73 cửa hàng. Theo kế hoạch, Masan sẽ đưa 300 - 500 cửa hàng VinMart+ mới vào hoạt động đến cuối năm 2021 với thời gian đạt EBITDA hòa vốn từ 6 - 12 tháng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY đổi TÌNH HÌNH tài CHÍNH của MASAN SAU THƯƠNG vụ sáp NHẬP VINCOMMERCE đã xoay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)