V. Tình hình tài chính sau thương vụ
2. Phân tích tình hình tài chính của công ty sau thương vụ
2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty sau thương vụ
1 năm sau thương vụ M&A đình đám với VinCommerce (đơn vị vận hành chuỗi siêu thị Vinmart/Vinmart+ thuộc tập đoàn Vingroup), Masan đang dần hé lộ tương lai mới của thị trường bán lẻ trên vai trò người khổng lồ.
Kết thúc năm 2020, Masan ghi nhận doanh thu 77.218 tỷ đồng, tăng cao gấp 2 lần so với mức 37.354 tỷ đồng trong năm 2019. Trong đó, mảng bán lẻ gồm chuỗi Vinmart/Vinmart+ đóng góp 30.978 tỷ đồng, tương đương đến 40% tổng doanh số Tập đoàn. Hàng tiêu dùng lui về xếp thứ hai với 23.250 tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh số.
32 Trong đó, có thể thấy ngoại trừ khoáng sản với tỷ trọng 9% doanh số, phần lớn mảng kinh doanh còn lại từ ngành hàng thịt (Masan MEATLife) đến hàng tiêu dùng (Masan Consumer) đều đang hậu thuẫn cho tham vọng trên trường bán lẻ của Tập đoàn. Cần nhấn mạnh, bán lẻ là một cuộc đua đốt tiền, và những "mắc xích" liên kết trên đang hỗ trợ Masan tiết giảm được các chi phí, đặc biệt chi phí phân phối hàng lên kệ siêu thị (thống kê quân bình hiện chiếm đâu đó 24-25% lợi nhuận biên). Doanh thu của Vincommerce nhìn chung không có nhiều đột biến kể từ khi Masan tiếp quản, đạt khoảng hơn 7.000 tỷ mỗi quý. Ngoại trừ quý 1/2021, mức lỗ của mảng bán lẻ cải thiện đáng kể chỉ ở mức hơn 100 tỷ đồng thì nhìn chung mức lỗ vẫn rơi vào khoảng 800-1.000 tỷ/quý.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3, giai đoạn 1/7/2020 – 30/9/2020 lợi nhuận thuần 210 tỷ đồng trong quý, cộng thêm khoản lãi khác 890 tỷ đồng giúp Masan Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế 973 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 852 tỷ đồng. Thống kê cho thấy lợi nhuận của Masan Group hồi phục chữ V.
33 Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 42,5%, thấp hơn so với mức 43% năm 2019, do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho Cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 4.026 tỷ đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng, tiếp thị.
Số liệu trên BCTC hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán ghi nhận, lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 4.597 tỷ đồng, tăng trưởng 13,2% so với năm 2019, trong đó lợi nhuận sau
34 thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.520 tỷ đồng. EPS đạt 6.403 đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục công ty từng đạt được từ khi lên sàn.
Sau khi mua bán và sáp nhập Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce, Masan Group đã tiến hành những thay đổi trong hệ thống VinCommerce thông qua 3 chiến lược chính đó là: đóng cửa các điểm bán không đạt mục tiêu lợi nhuận, cải thiện danh mục sản phẩm và chính sách giá.... Cụ thể, đã có hơn 740 cửa hàng VinMart+ mà Masan quyết định đóng cửa trong năm 2020. Không chỉ cửa hàng tiện lợi, Masan cũng mạnh tay khai tử 12 siêu thị VinMart. Sau hơn một năm quản lý, tính đến cuối năm 2020, hệ thống bán lẻ này còn 123 siêu thị VinMart và 2.231 cửa hàng VinMart+.
Thời điểm cuối năm 2020, doanh thu thuần của Vincommerce đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu năm 2019 là 27.130 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu thuần từ hệ thống VinMart+ tăng 42% bất chấp việc đóng cửa hàng loạt. Trái ngược, chuỗi siêu thị VinMart lại chứng kiến doanh thu trong quý IV/2020 giảm 8,6% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân được chỉ ra là do sự sụt giảm doanh số của các siêu thị bên trong trung tâm thương mại thuộc Vincom Retail. Tính chung cả năm 2020, hệ thống VinCommerce đã mang về cho Masan Group 30.978 tỷ đồng, đóng góp hơn 40% tổng doanh thu toàn tập đoàn.
35 Tính đến ngày 30/9/2020, Tổng tài sản MSN khoảng 109.264 tỷ đồng tăng thêm 12% so với đầu năm và tăng 4% so với quý 2/2020, chủ yếu do tăng tài sản dài hạn. Tổng nợ hợp nhất của Masan đạt 80.669 tỷ đồng, tăng 74% so với đầu năm, tăng 74% so với đầu năm và tăng thêm 9% so với quý 2/2020, chủ yếu do tăng nợ vay dài hạn. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của MSN khoảng 5.903 tỷ đồng, chiếm 23% TSNH. Khả năng thanh toán ngắn hạn có chút cải thiện so với quý trước lên mức 0,68 lần.
Tròn một năm tiếp quản hệ thống VinCommerce từ tay Vingroup, CTCP Tập đoàn Masan đã hoàn tất quá trình chuyển đổi ban đầu khi chuỗi VinMart và VinMart+ lần đầu tiên đạt EBITDA dương 16 tỷ đồng trong quý IV/2020.
36 Theo báo cáo tài chính của Masan, toàn chuỗi hòa vốn vào quý IV/2020 với biên EBITDA trong kỳ đạt mức 0,2%. Biên EBITDA của VinCommerce liên tục được cải thiện từ (4,8)% vào quý I/2020, (8,4)% vào quý II/2020, (3,0)% trong quý III/2020 và cuối cùng là dương 0,2% vào quý IV/2020.
Riêng trong quý IV/2020, nếu không bao gồm chi phí quản lý chung, các cửa hàng VinMart+ và siêu thị VinMart mở trước năm 2019 đạt biên EBITDA dương lần lượt là 4,1% và 2,8%.
Theo Masan, biên EBITDA được cải thiện nhờ vào tăng trưởng doanh thu (đóng góp 60%), cải thiện biên lợi nhuận gộp (đóng góp 10%) và hợp lý hóa chi phí hoạt động cửa hàng (đóng góp 30%).
Tính chung cả năm 2020, hệ thống VinCommerce đã mang về cho Masan Group 30.978 tỷ đồng, đóng góp hơn 40% tổng doanh thu toàn tập đoàn. Trong đó, các cửa hàng mini VinMart+ là động lực tăng trưởng chính, có doanh thu/m2 tăng trưởng hai chữ số, đạt mức 10,7% trong năm 2020.
2.2. Đánh giá tình hình tài chính của công ty Masan 2.2.1. Ưu điểm
Tình hình tài chính của Masan cơ bản là khá tốt và tăng trưởng ổn định. Trong tương lai, tiềm năng tăng trưởng của nó sẽ còn phát triển hơn nữa. Tổng tài sản và nguồn vốn đều tăng với con số ấn tượng qua các năm, thể hiện quy mô ngày càng tăng trưởng lớn mạnh của Masan Group. Thêm vào đó, hằng năm, Tập đoàn cũng đầu tư khá nhiều vào TSCĐ, tập trung chủ yếu vào các mảng kinh doanh hàng tiêu dùng, thiết yếu. Điều này cho thấy Masan đang có ý định tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển ngành hàng này, củng cố vị thế số một trên thị trường Việt Nam, và tính dài hơi hơn nữa là vươn tầm ra thế giới.
Những năm gần đây, Masan có xu hướng đầu tư dài hạn thông qua các công ty liên doanh, liên kết như Techcombank, Cholimex, Vissan, ... hay góp vốn vào các đơn vị khác như Công ty Cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ. Trước mắt, những khoản đầu tư này đang mang lại nguồn thu không hề nhỏ cho công ty và hứa hẹn sẽ tăng trưởng lớn hơn nữa trong tương lai. Điều này chứng tỏ khả năng nhìn xa trông
37 rộng, nắm bắt thời cơ và am hiểu về thị trường của ban lãnh đạo tập đoàn. Họ sẽ tiếp tục chèo lái con thuyền Masan, đưa Tập đoàn vươn xa, vươn cao hơn nữa trên thương trường đầy khắc nghiệt này.
Trong những năm gần đây, với việc nhanh nhạy và bắt kịp xu hướng thị trường, Masan đã bắt đầu ghi nhận những thành công đầu tiên trong việc chuyển đổi trở thành một nhà bán lẻ hiện đại và sắp tới có thể sẽ thành công vượt bậc trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Sự kết hợp giữa Masan và Lazada đang được kỳ vọng sẽ là “cú nổ lớn” trong tương lai gần. Sự hợp tác giữa tập đoàn tiêu dùng-bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới và một trong những quỹ đầu tư lớn nhất ở châu Á là hợp tác win-win. Lazada có cơ sở khách hàng 20 triệu người dùng. Từ đó, TheCrownX có thể tận dụng để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu này để nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với thương vụ sáp nhập nghìn tỷ tốn giấy mực truyền thông giữa Masan với VinCommerce và VinEco, tuy hiện tại vẫn chưa thể giúp Tập đoàn tăng trưởng lợi nhuận đáng kể và hoàn vốn khoản đầu tư bỏ ra ban đầu, nhưng khi nhìn về dài hạn xa hơn, đây thực sự là một thương vụ mát tay giữa hai ông lớn. Kể t ừ khi về tay Masan chủ quản, VinCommerce đã có sự cải thiện ấn tượng trong các chỉ số tài chính, đặc biệt là EBITDA. Trong quý đầu tiên được Masan tiếp quản, doanh thu bán lẻ của VinCommerce lập tức tăng 40% so với cùng kỳ 2019. Từ khoản lỗ nghìn tỷ đến lợi nhuận dương, VinCommerce đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng 15% - 20% sau tái cơ cấu. Sự kết hợp ấn tượng này phần nào đã củng cố và đưa vị thế của Masan trong ngành hàng tiêu dùng lên vị trí số 1, bỏ xa các đối thủ phía sau như Saigon Co.op, Central Group, ...
Tuy nhiên, chưa nói đến việc nhận định dài hạn trong tương lai thương vụ này sẽ mang về khoản lợi nhuận khổng lồ như thế nào cho Masan, trước đó, chúng ta hãy dành lời khen cho ban lãnh đạo của công ty. Để chi trả cho việc sáp nhập này, Masan phải bỏ ra một khoản tiền gấp 8 lần khoản tiền hiện có của mình và thậm chí, khi sử dụng tối đa đòn bẩy tài chính, Masan vẫn chỉ đủ khả năng chi trả cho 50% giá trị thương vụ. Nhưng bằng những sáng kiến hết sức linh hoạt và sáng tạo, Masan đã ký kết thành công với VinCommerce và VinEco. Điều này cho thấy rằng điểm mạnh lớn nhất của Tập đoàn có lẽ nằm ở những nhà lãnh đạo tài ba, thứ mà cho nhà đầu
38 tư niềm tin để tiếp tục đồng hành cùng Masan cũng như các công ty con trong tương lai.
2.2.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm được kể đến ở trên, tập đoàn Masan vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần phải được giải quyết và cải thiện. Lượng hàng tồn kho luôn ở mức cao, khiến cho tính thanh khoản của dòng tiền giảm mạnh và khả năng thanh toán nhanh theo đó cũng không tốt liên tiếp nhiều trong vòng năm vừa qua. Bên cạnh đó, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, thậm chí có giai đoạn gấp hai lần so với năm trước. Điều này một phần là do ảnh hưởng của Covid-19, một phần đến từ việc phải xử lý các vấn đề tồn tại không tốt của VinCommerce như là hàng tồn kho lớn, các điểm bán kém hiệu quả, ... Tuy nhiên, dù là lý do gì thì đây vẫn là một câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải tìm lời giải đáp trong thời gian ngắn nhất để tiếp tục gây dựng được lòng tin ở các nhà đầu tư cũng như đối tác kinh doanh.
Khoản phải thu ngắn hạn cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cần phải được Masan nghiêm túc xem xét kỹ lưỡng. Trong suốt 3 năm từ 2018-2020, các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng lên với tốc độ nhanh chóng cả về quy mô cũng như tỉ trọng. Điều này một phần chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn ngắn hạn lớn và do đó, giảm tính thanh khoản trong công ty.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đang cho thấy những dấu hiệu không ổn định trong hoạt động đầu tư và kinh doanh khi liên tục tăng cao các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Khoản vay lớn này chủ yếu để phục vụ cho thương vụ sáp nhập với Vincommerce và nếu đây là một thương vụ thành công, khoản vay sẽ có giá trị. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, lợi nhuận của VinCommerce và VinEco quay trở về con số âm và liên tục kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến Masan không chỉ trong bảng cân đối kế toán mà còn là sự đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp, có thể đẩy tới tình thế là bán tài sản cố định, từ đó, giảm quy mô phát triển và hiệu suất lao động của doanh nghiệp.