CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu chương 3 Quy trình nghiên cứu 3.2.1.Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất giày uy việt (Trang 30 - 40)

Chương 3, luận văn trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Dự kiến kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ được trình bày chi tiết ở chương này. Ngoài ra, phương pháp xử lý dữ liệu định tính, định lượng và phương pháp chọn mẫu cũng được thể hiện ở chương 3.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2.1.Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dược thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm. Tác giả thực hiện thảo luận nhóm gồm 11 người đang làm việc trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức

quan trọng. (Phụ lục 01: thảo luận nhóm). Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt. Tất cả thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 08 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng DN đối với hoạt động KTSTQ (Phụ lục 02- Kết quả thảo luận nhóm). Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt. Tất cả các thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 08 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt (Phụ lục 2- Kết quả thảo luận nhóm). Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

3.2.2.Nghiên cứu định lượng 3.2.2.1. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 người bao gồm cả giám đốc các bộ phận và nhân viên tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt.

Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp

về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.

3.2.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương pháp khảo sát 250 phiếu bao gồm: giám đốc các bộ phận và nhân viên đang làm việc trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm định thang đo bằng chỉ số Cronbach’s Alpha. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0 (Phụ lục 3 - Bảng khảo sát nghiên cứu).

Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với môi trường tại tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

3.3. Thiết kế thang đo và phương pháp chọn mẫu: 3.3.1.Thiết kế thang đo:

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH sản xuất giày Uy Việt được xây dựng dựa trên thang đo gốc của Nguyễn Thanh Vũ (2015). Sau đó được thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm (Phụ lục1). Thang đo chính thức được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Thang đo yếu tố môi trường kinh tế văn hóa xã hội

VH1 Tình hình kinh tế xã hội hiện nay được thể hiện tốt Thanh Vũ Nguyễn (2015)

VH2 Lực lượng lao động địa phương hiện nay rất dồi dào

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

VH3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

VH4 Ý thức chấp hành kỷ luật cá nhân người lao động thể hiện cao

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

VH5 Tâm lý, hành vi cá nhân NLĐ thể hiện tốt khi làm việc

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Vũ, 2015)

Bảng 3.2. Thang đo yếu tố thành phần giáo dục đào tạo và pháp luật lao động

Ký hiệu Biến quan

sát

Nguồn PL1 Hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay được thể hiện

tốt

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

PL2 Chính sách tài chính đáp ứng cho nhu cầu đào tạo tốt

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

PL3 Khả năng cung ứng lao động được thể hiện tốt

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

PL4 Chính sách pháp luật về lao động hiện nay là phù hợp

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

PL5 Thị trường lao động đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.3. Thang đo yếu tố thành phần Chính sách hỗ trợ nhà nước

HT1 Công tác giải quyết vấn đề nhà ở công nhân được chính quyền địa phương chú trọng cao.

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

HT2 Chính sách phát triển trình độ lành nghề hiện nay là hợp lý

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

HT3 Chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

HT4 Công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động được thể hiện tốt

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.4. Thang đo yếu tố thành phần tuyển dụng lao động

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

LĐ1 Hệ thống tuyển dụng của DN đảm bảo tính khoa

học

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

LĐ2 Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên được xác định cụ

thể rõ ràng và khách quan

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

LĐ3 Người được tuyển dụng có đủ phẩm chất, năng lực để

thực hiện công việc

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

LĐ4 Chính sách thu hút, bố trí sử dụng lao động của

doanh nghiệp hiện nay là hợp lý

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.5. Thang đo yếu tố Đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

NN1 Công ty đầu tư nhiều cho việc xác định nhu cầu đào tạo

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

NN2 Chương đào tạo, phát triển lao động có chất lượng cao

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

NN3 NLĐ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc

Nguyễn Thanh Vũ

NN4 Người lao động có nhiều cơ hội thăng tiến tại công ty Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

NN5 Chính sách đề bạt, thăng tiến của công ty là công bằng

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.6. Thang đo yếu tố phân tích và đánh giá công việc

hiệu Biến quan sát

Nguồn CV1 Các công việc đều được cập nhật trong bản mô tả

công việc

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

CV2 Công việc của người lao động ở công ty được xác định phạm vi, trách nhiệm rõ ràng

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

CV3 Công việc của người lao động có trách nhiệm và quyền hạn song hành với nhau

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

CV4 Người lao động hiểu rõ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc của công ty

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

CV5 Hệ thống đánh giá công việc kích thích nhân viên nâng cao năng lực làm việc.

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

CV6 Kết quả đánh giá công việc là công bằng khách quan

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.7. Thang đo yếu tố môi trường làm việc và quan hệ lao động

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

MT1 Điều kiện và thời gian làm việc an toàn, thoải mái

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

MT2 Trình độ công nghệ DN được trang bị hiện đại

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

MT3 Tổ chức công đoàn thật sự là người đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động

Nguyễn Thanh Vũ

MT4 Đình công của người lao động hiện nay diễn ra rất cao.

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

MT 5 Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thân thiện

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

MT 6 Nhân viên doanh nghiệp được đối xử công bằng

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

MT 7 Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các NV với nhau

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ 2021)

Bảng 3.8. Thang đo yếu tố lương thưởng và phúc lợi

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

LT1 Lương thưởng trả cho NLĐ tương xứng với kết quả công việc.

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

LT2 Lương thưởng trả cho NLĐ tương xứng với kết

quả kinh doanh

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

LT3 Chế độ lương thưởng kích thích sự nỗ lực của nhân viên

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

LT4 Chế độ đãi ngộ cho NLĐ hiện nay rất đa dạng,

hấp dẫn

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

LT5 Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai minh bạch

cho NLĐ

Nguyễn Thanh Vũ (2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

Bảng 3.9. Thang đo yếu tố phát triển nguồn nhân lực

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

NL1 Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức góp phần nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp

Nguyễn Thanh Vũ

NL2

Phát triển nguồn nhân lực làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực, thể lực và đạo đức tác phong công nghiệp

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

NL3 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện những mục tiêu phát triển DN

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

NL4 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện những mục tiêu phát triển DN

Nguyễn Thanh Vũ

(2015)

(Nguồn: : Nguyễn Thanh Vũ, 2021)

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phân tầng tại công ty TNHH sản xuất Giày Uy Việt. Đối tượng khảo sát: là 225 nhân viên là giám đốc và các bộ phận và nhân viên đang làm việc trực tiếp tại công ty.

3.3.3. Kích thước mẫu

Theo nghiên cứu của Bollen (1989), kích thước mẫu phù hợp là 5 quan sát cho một biến. Mô hình nghiên cứu của tác giả, bao gồm 8 biến độc lập với 45 biến quan sát. Do đó, số lượng khảo sát cần thiết là n ≥ 45*5=225.

Để đảm bảo số lượng cỡ mẫu tối thiểu là 225, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 10% cỡ mẫu tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu. Vậy, tổng số phiếu khảo sát sẽ gửi đi là 250 phiếu.

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu với sự hỗ trợ của công cụ là phần mềm SPSS 20.0:

- Thống kê mô tả các yếu tố và tỷ lệ phần trăm của thông tin mẫu.

- Kiểm định chất lượng thang đo: sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Theo Nunnally Bernstein (1994), các biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng < 0,3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’s alpha >=0,6. 35

- Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định thang đo: sử dụng các kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện: + Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Theo Hair ctg (2006), phương pháp trích “Principal Component” được sử dụng kèm với phép quay vuông góc “Varimax” để có thể rút trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất.

+ Kiểm định điều kiện cần và đủ để phân tích nhân tố khám phá EFA: Theo Hair & ctg (2006), kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5, và theo Kaiser (1974), kiểm định KMO với hệ số KMO >0,5 để kiểm định độ chặt của tương quan.

+ Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: Dựa vào chỉ số Initial Eigenvalues >1 và mô hình lý thuyết có sẵn (Thọ, 2011). + Kiểm định sự phù hợp của mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát: Tổng phương sai trích (Cumulative %) >50% (Thọ, 2011)

+ Kiểm định giá trị hội tụ: các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) phải >= 0,5, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < D < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0 < D < 1 thì kết luận mô hình có sự tương quan dương, nếu 3 < D < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm.

• Đặt tên nhân tố theo kết quả và mô hình nghiên cứu đề xuất. • Tính trị số nhân tố bằng phương pháp tính trung bình.

• Xác định mô hình nghiên cứu.

• Kiểm định mô hình hồi quy: Sử dụng phương pháp “Enter” trong phần mềm SPSS là phù hợp với nghiên cứu này vì mục tiêu của đề tài là kiểm định các giả thuyết được suy diễn từ các mô hình đã có trước.

Các mô hình hồi quy dự kiến:

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 +…+ βi*Xi Trong đó:

Y: biến phụ thuộc, xác định từng trụ và tổng thể.

Xi: Các nhân tố tác động đến các biến phụ thuộc Y rút ra được từ phân tích EFA βi: Các hệ số độ dốc của phương trình hồi quy đã chuẩn hóa

- Phân tích hồi quy tuyến tính: sử dụng các kiểm định hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

+ Kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R 2 hiệu chỉnh

+ Kiểm định các hệ số hồi quy bằng kiểm định t với mức ý nghĩa 5% .

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (VIF) Theo Hair & ctg (2006) nếu VIF nhỏ hơn 10 thì ta có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến

- Kiểm tra sự vi phạm giả định trong hồi quy:

+ Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính và phương sai của phần dư không đổi: bằng biều đồ phân tán Scatterplot giữa 2 giá trị đã được chuẩn hóa với phần dư trên trục tung và giá trị dự đoán của biến phụ thuộc trên trục hoành. Trường hợp, giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau, thì kết quả sẽ không nhận thấy có mối liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán rất ngẫu nhiên.

+ Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư: bằng biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot. Trên biểu đồ Histogram nếu ta thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số, giá trị trung bình mean gần bằng 0, và độ lệch chuẩn (Standard Deviation) gần bằng 1 thì có thể nói phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn và do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Cách khác là quan sát trên biểu đồ P-P plot, nếu các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng thì có thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

+ Kiểm tra tính độc lập của phần dư: dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất giày uy việt (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)