Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất giày uy việt (Trang 61 - 67)

ES Correlati on Coefficie nt 1,00 0 - 0,00 8 - 0,05 6 - 0,06 4 - 0,06 6 - 0,02 8 0,03 1 - 0,00 3 0,07 4 Sig, (2- tailed) 0, 0,91 2 0,42 2 0,35 8 0,34 8 0,69 2 0,65 8 0,96 5 0,29 2 N 225 225 225 225 225 225 225 225 225 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20, 2021)

4.2.5.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.3 thể hiện mật độ phân phối của phần dư, ta thấy giá trị trung bình của phần dư bằng 0 độ lệch chuẩn 0,980 nên phương sai của phần là hằng số (phương sai được tính bằng bình phương của độ lệch chuẩn). Vì vậy, phần dư của mô hình tuân theo luật phân phối chuẩn.

Hình 4.4. Phân phối chuẩn của phần dư 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào giá trị sig của các hệ số hồi quy (bảng 4.11) cho thấy, giá trị sig của X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 và X8 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Do đó các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Giày Uy Việt.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:

Y= 3,557 + 0,242X1+ 0,147X2 0,193X3+ 0,059X4 + 0,177X5 + 0,055X6 + 0,118X7 0,184X8

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:

Y= 0,447X1+ 0,272X2 + 0,357X3+ 0,109X4 + 0,326X5 + 0,101X6 + 0,217X7 + 0,340X8

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực tại công ty bao gồm:

- Yếu tố môi trường làm việc và quan hệ lao động (X1)

- Yếu tố Phân tích và đánh giá công việc (X2)

- Yếu tố Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp (X3)

- Yếu tố Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội (X4)

- Yếu tố Đào tạo và phát triển nghề nghiệp (X5)

- Yếu tố Giáo dục đào tạo - pháp luật lao động (X6)

- Yếu tố Tuyển dụng lao động (X7)

- Yếu tố Chính sách hỗ trợ của Nhà nước (X8)

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả

Sig. kết luận

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ dương giữa Môi

trường làm việc và phát triển nguồn nhân lực 0,000

Chấp nhận giả thuyết

Giả thuyết 2: Có mối quan hệ dương giữa Phân

tích với sự phát triển nguồn nhân lực 0,000

Chấp nhận giả thuyết

Giả thuyết 3: Có mối quan hệ dương giữa Lương

thưởng với sự phát triển nguồn nhân lực 0,000

Chấp nhận giả thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết 4: Có mối quan hệ dương giữa Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực

0,006 Chấp nhận giả thuyết

Giả thuyết 5: Có mối quan hệ dương giữa Đào tạo và phát triển nghề nghiệp với sự với sự phát triển nguồn nhân lực

0,011 Chấp nhận giả thuyết

Giả thuyết 6: Có mối quan hệ dương giữa Giáo dục đào tạo - pháp luật lao động với sự phát triển nguồn nhân lực

0,000 Chấp nhận giả thuyết

Giả thuyết 7: Có mối quan hệ dương giữa Tuyển

dụng lao động với sự phát triển nguồn nhân lực 0,000 Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết 8: Có mối quan hệ dương giữa Chính

sách hỗ trợ của nhà nước với sự phát triển nguồn nhân lực

0,000 Chấp nhận giả thuyết

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20, 2021)

Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 08 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình kết quả nghiên cứu như hình 4.4

Hình 4.5. Mô hình kết quả nghiên cứu

Ý nghĩa các hệ số hồi quy chuẩn hóa trong mô hình ước lượng :

Yếu tố “Môi trường làm việc và quan hệ lao động” có hệ số hồi quy 0,447 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,447 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Phân tích và đánh giá công việc” có hệ số hồi quy 0,272 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,272 khi các yếu tố khác không đổi.

Tại Công Ty TNHH Sản Xuất Giày Uy Việt 0,447 0,272 0,357 0,109 0,326 0,101 0,217 0,340

Yếu tố “Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp” có hệ số hồi quy 0,357 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,357 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội” có hệ số hồi quy 0,109 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,109 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Đào tạo và phát triển nghề nghiệp” có hệ số hồi quy 0,326 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,326 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Giáo dục đào tạo - pháp luật lao động” có hệ số hồi quy 0,101 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,101 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Tuyển dụng lao động” có hệ số hồi quy 0,217 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,217 khi các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước” có hệ số hồi quy 0,340 và có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nguồn nhân lực, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì sự phát triển nguồn nhân lực tăng 0,340 khi các yếu tố khác không đổi.

Tóm tắt Chương 4:

Chương này đã giới thiệu mẫu nghiên cứu, đưa ra các kết quả nghiên cứu gồm có kết quả đánh giá sơ bộ Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định mô hình.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập có 08 nhân tố được rút ra với 41 biến quan sát, đó là các nhân tố: X1: Môi trường làm việc và quan hệ lao động; X2: Phân tích và đánh giá công việc; X3: Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp; X4: Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội; X5: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; X6: Giáo dục đào tạo - pháp luật lao động; X7: Tuyển dụng lao động; X8: Chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 08 biến độc lập lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc: phát triển nguồn nhân lực (Y) vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05). Các giả thuyết trong nghiên cứu: H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý chính sách cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất giày uy việt (Trang 61 - 67)