Tuyển nổi từ sự tách không khí từ dung dịch

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 34 - 35)

2. PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

1.4.1. Tuyển nổi từ sự tách không khí từ dung dịch

Phương pháp này được sự dụng rộng rãi với chất bẩn chứa chất thải có kích thước nhỏ vì nó cho phép tạo bọt khí rất nhỏ. Thực chất phương pháp này là tạo ra dung dịch bão hòa không khí, khi giảm áp suất các bọt không khí sẽ tách ra khỏi dung dịch ở dạng các bọt khí cực nhỏ. Khi các bọt khí này nổi lên bề mặt sẽ kéo theo các chất bẩn.

Tùy thuộc vào biện pháp tạo ra dung dịch bão hòa người ta chia ra các loại tuyển nổi sau:

Tuyển nổi chân không:

Trong tuyển nổi chân không, nước thải được bão hòa không khí ở áp suất khí quyển trong buồng không khí, sau đó cho vào buồng tuyển nổi trong đó áp suất giữ ở khoảng 225 – 300 mmHg bằng bơm chân không. Trong quá trình tuyển nổi, các bong bóng khí rất nhỏ thoát ra làm nổi một phần chất bẩn. Quá trình tuyển nổi kéo dài khoảng 20 phút.

Ưu điểm: sự tạo bọt khí và sự kết dính với các hạt bẩn diễn ra trong môi trường yên tĩnh, ít tiêu hoa năng lượng.

Nhược điểm: độ bão hào của nước không lớn, vì vậy không áp dụng được khi hàm lượng chất lơ lửng cao hơn 300mg/l, cần phải chế tạo thiết bị

thải cao, vì độ hòa tan của không khí sẽ giảm ở nhiệt độ cao.

Tuyển nổi bơm dâng: thiết bị bơm dâng được sử dụng để xử lsy nước thải trong công nghiệp hóa học. Phương pháp này có kết cấu đơn giản, năng lượng sử dụng ít hơn 2 – 4 lần tuyển nổi áp lực nhưng buồng tuyển nổi phải được bố trí cao.

Tuyển nổi áp lực (tuyển nổi khí hòa tan):

Phổ biến nhẩt, làm sạch nước với nồng độ chất lơ lửng cao (4 – 5g/l) , có thể tạo ra bọt khí mịn và đều, hiệu quả khử cặn lơ lửng cao (80 – 85%). Tuy nhiên phương pháp này bị giới hạn bởi nhiệt độ (<400oC), nước, áp suất làm thoáng và trình độ công nhân vận hành.

Ưu điểm:

Hiệu quả loại bỏ TSS và dầu mỡ cao 85 – 95%.

Giảm thời gian xử lý nước và diện tích so với các công trình khác. Các hạt cặn hữu cơ khó lắng khi kết hợp với hóa chất đem lại hiệu suất tuyển nổi cao.

Bùn cặn thu được có độ ẩm thấp, có thể tái sử dụng. Nhược điểm:

Chi phí đầu tư, bảo dưỡng thiết bị cao.

Đòi hỏi nhân viên cận hành phải có kỹ thuật cao do quá trình kiểm soát áp suất khó khăn.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 34 - 35)

w