Tuyển nổi bằng phương pháp tách phân đoạn bọt

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 36)

2. PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

1.4.4. Tuyển nổi bằng phương pháp tách phân đoạn bọt

Phương pháp tách phân đoạn bọt dựa trên sự hấp phụ chọn lọc một hay nhiều chất tan trên bề mặt bọt khí nổi lên trên xuyên qua dung dịch. Quá trình này ứng dụng để loại chất hoạt động bề mặt ra khỏi nước thải, nó tương tự quá trình hấp phụ trên chất rắn.

Trong quá trình phân riêng, bọt tạo thành có nồng độ chất tan hoạt động bề mặt khá cao. Việc tách nó ra khỏi bọt rất khó khăn. Vì vậy, trong đa số các trường hợp nó là chất thải.

Như vậy, quá trình xử lý nước thải khỏi chất hoạt động bề mặt bằng phương pháp tách bọt có nhược điểm:

Tạo thành chất ngưng giàu chất hoạt động bề mặt, bị phân hủy chậm. Khi nồng độ chất hoạt động bề mặt trong nước thải tăng hiệu quả xử lý giảm.

Do đó, người ta đề nghị phương pháp xử lý chất hoạt động bề mặt kết hợp với phương pháp tách bọt rồi xử lý bức xạ, loại trừ hoàn toàn chất thải dạng bọt.

Theo sơ đồ này, chất thải chứa chất hoạt động bề mặt được cho liên tục vào tháp. Không khí cũng được sủi bọt vào thùng này. Bọt tạo thành trong tháp được đưa qua thiết bị bức xạ, chiếu bằng tia. Nhờ đó, chất hoạt động bề mặt bị phân hủy còn bọt ngưng tụ.

Theo sơ đồ khác, bọt không đi ra khỏi tháp mà bị phân hủy ngay trên đỉnh tháp bằng tia .

Phương pháp này cho phép xử lý nước thải có nồng độ chất hoạt động bề mặt cao. Tuy nhiên, sự phân hủy hoàn toàn chất hoạt động bề mặt thành H2O và CO2 không kinh tế. Thích hợp nhất là phân hủy chúng thành các chất dễ bị oxy hóa sinh học.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w