Tuyển nổi điện

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 37 - 38)

2. PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

1.4.6. Tuyển nổi điện

Biện pháp này dựa trên nguyên tắc: khi có dòng diện một chiều qua nước thải, ở một trong các điện cực (catot) sẽ tạo ra khí hydro. Kết quả nước

khác nổi lên bề mặt nước. Ngoài ra, nếu trong nước thải còn chứa nhiều chất bẩn khác là các chất điện phân thì dòng điện đi qua sẽ làm thay đổi các thành phần hóa học và tính chất của trạng thái các tạp chất không tan do có các quá trình điện ly, phân cực, điện chuyển và oxy hóa khử…. xảy ra.

Phương pháp này có ưu điểm là hoạt động liên tục, phạm vi ứng dụng rộng rãi, chi phí đầu tư và vận hành không lớn, hiệu quả xử lý cao, thiết bị đơn giản, thu cặn có độ ẩm nhỏ và có thể thu hồi tạp chất trong cặn. Ngoài ra, nước thải được xử lý bằng phương pháp tuyển nổi sẽ được thông khí, giảm được hàm lượng chất hoạt động bề mặt, chất dễ bị oxy hóa.

1.5. Hấp phụ

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là các chất ô nhiễm tan trong nước có thế được hấp thụ trên bề mặt một số chất rắn (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thường được dùng trong mục đích này là than hoạt tính dạng hạt hoặc dạng bột, than bùn sấy khô hoặc có thể là đất sét hoạt tính hay diatomit, betonit.

Các chất hữu có, kim loại nặng và các chất màu dễ bị hấp phụ. Lượng chất hấp phụ sử dụng tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn có ở trong nước. Phương pháp này có tác dụng tốt có thể hấp phụ được 85 – 95% các chất hữu cơ và chất màu.

Để loại bỏ kim loại nặng, các chất hữu cơ, vô cơ đọc hại người ta dùng than bùn để hấp phụ và nuôi bèo tây (lục bình) trên mặt hồ.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải và có thể thu hồi các chất này. Xử lý nước hấp phụ có thể tái sinh, tức thu hồi và tận dụng chất thải; phân hủy và tiêu hủy chất thải cùng với chất hấp phụ.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP xử lý để làm SẠCH nước bị ô NHIỄM (Trang 37 - 38)

w