Những kế thừa, ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo đến quan điểm, tư tưởng của

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 28 - 30)

2. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây:

2.1.3 Những kế thừa, ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo đến quan điểm, tư tưởng của

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt là vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX. Sinh sống trong thời kỳ này, Người chịu ảnh hưởng của cả văn hóa phương đông, lẫn phương tây. Với sự đô hộ của thực dân Phương Tây, thêm vào đó sự xuất hiện của Thiên Chúa Giáo hay Kitô Giáo đã xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào thế kỷ XVII, nên tôn giáo này sớm có chân đứng ở Việt Nam và có được sự quan tâm của Hồ Chí Minh.“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả… ”. Hơn thế nữa trong hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh, người có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nước Phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ - nguồn gốc của Thiên Chúa Giáo.

2.1.3 Những kế thừa, ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo đến quan điểm, tư tưởngcủa Hồ Chí Minh: của Hồ Chí Minh:

 Những tác động trực tiếp:

Người kế thừa lòng bác ái, vị tha và đức hy sinh của Thiên Chúa Giáo, kết hợp với những nét tương đồng của văn hóa Phương Đông. Ở bản thân Hồ Chí Minh, Người cũng đã thể hiện được cái tinh thần ấy, đó là hết mình vì sự nghiệp dân tộc, cống hiến cả cuộc đời để dành tự do độc lập cho đất nước. Không những vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sĩ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.Một ví khác, Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Người rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày

thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Không những vậy, người còn lên án Thực Dân pháp lợi dụng tôn giáo để câu kéo, dụ dỗ nhân dân, đi vào con đường cướp bóc, giết người chiếm ruộng và đất canh tác. Những hành động này chính là những hành động đi ngược với những lời răn của Chúa Jesus. Người từng nói: “Những người Công giáo Việt Nam theo Pháp và bù nhìn, làm hại đồng bào, chẳng những là Việt gian, mà cũng là giáo gian. Còn những đồng bào Công giáo kháng chiến mới là tín đồ chân chính của Đức Chúa, Vì những đồng bào ấy thật thà phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ Quốc

Sự xuất hiện của Thiên Chúa GIáo ở Việt Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề. Đó là bởi sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo khác, hay những tập tục cổ truyền của Người Việt Nam. Điều này dẫn đến việc hình thành những tư tưởng cho rằng Thiên Chúa Giáo không phù hợp với sự phát triển xã hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam. Nhận thấy điều này, kết hợp với tư duy biện chứng kế thừa từ quan điểm triết học Marx - Lenin, Người cho rằng tuy Xã Hội Chủ Nghĩa là theo duy vật, tư tưởng Thiên Chúa Giáo là duy tâm, những có những nét tương đồng, có những cái tốt xứng đáng được học hỏi và cần loại bỏ những cái xấu. Thiên Chúa Giáo cũng là một mình chứng về mặt tích của nhiều tôn giáo khác nhau, đối với Hồ Chí Minh, người ủng hộ tự do tôn giáo và cho rằng Đạo thiên chúa nói riêng và tôn giáo nói chung cùng đồng hành với dân tộc, với cách mạng nước ta.Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ở bài “Ai phá đạo” của Người được đăng trên báo Nhân dân ngày 6/7/1955. Hiện thực hóa quan điểm này, đó là những chính sách rõ ràng về tự do tôn giáo , đoàn kết tôn giáo, vào 14/6/1955, chính phủ ban hành sắc lệnh về tôn giáo gồm 5 chương, 16 điều khoản quy định chi tiết về quyền: Tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân, quyền của các Giáo hội tham gia vào hoạt động xã hội và các sinh hoạt tôn giáo riêng của mình. Nội dung các điều khoản này được đa số các giáo hội và giáo dân cơ bản đồng tình. Hệ quả nữa đó là sự ra đời của Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc (1955).

Như vậy, Thiên Chúa Giáo đã có những tác động tích cực đến con người, quan điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã tiếp thu, tận dụng những tác động ấy

để tạo ra những lợi ích cho đồng bào, cộng đồng công giáo nói riêng hay những người theo các tôn giáo khác ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w