Vai trò tác động của văn hóa Pháp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 32 - 40)

2. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây:

2.3 Vai trò tác động của văn hóa Pháp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

Trên hành trình đến với văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và phong cách văn hoá của Người . Là một người dân mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trải nghiệm những nỗi đau do ách cai trị thực dân gây ra cho dân tộc Việt Nam. Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế giàu kinh nghiệm thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc cũng đã chứng kiến và đồng cảm nỗi đau này với nhiều dân tộc khác đang bị áp bức trên thế giới. Chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa tàn bạo như một vết nhơ trong lịch sử và văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh đã mang hết tinh thần và sức lực đấu tranh và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh để xoá đi vết nhơ đó. Điều thú vị và cũng là trớ trêu cho những kẻ cai trị thực dân là chính văn hóa Pháp và cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã cung cấp, bồi đắp thêm vốn văn hóa và kinh nghiệm cách mạng cho Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh này.

Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu sâu sắc Cách mạng Pháp 1789 và đã có mối thiện cảm sâu sắc với những tư tưởng tiến bộ cao đẹp mà cuộc cách mạng này khởi xướng khi đập tan chế độ phong kiến, mở đường phát triển cho một xã hội tương lai. Từ năm 1905, Nguyễn Tất Thành đã tiếp xúc rất sớm với những câu: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái", "Đoàn kết là sức mạnh", "Với 100.000 cánh tay của nhân dân có thể lật đổ tất cả", "Nhân dân là sức mạnh không ai chế ngự nổi" v.v. Sau này Người kể lại: “Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy" . Nguyễn Tất Thành đã nảy ra một ý tưởng táo bạo là sang tận nơi "xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" .

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Hồ Chí Minh chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn đô đốc Latouche Tréville với hai bàn tay trắng và khát vọng cháy bỏng tìm “ tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”. Đến ngày 15/7/1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở niềm bắc nước Pháp và lần đâu tiên bác đặt chân lên nước Pháp. Lần đầu sang Pháp, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Từ 1917-1920, Hồ Chí Minh trở lai Pháp và sinh sống, hoạt động tại Pari, Người tham gia các tổ chức yêu nước, chính trị, văn hóa.

Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều

được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút- xô, v.v…tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.

Người đã tiếp thu lý tưởng “ nhân quyền, dân quyền và pháp quyền” của các nhà khai sáng pháp và vận dụng nó vào cuộc đấy tranh, phê phán chế độ thực dân, đòi quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa. Có thể tìm thấy dấu ấn ảnh hưởng các giá trị nền cộng hòa Pháp trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, lời mở đầu tuyền ngôn đôc lập năm 1945 và trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, …

Trong bản yêu sách Tám điểm của Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người An Nam yêu nước gửi đến hội nghị Vecxay vào ngày 18/06/1919 có ghi các yêu sách đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu của nhân dân An Nam:

“ Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị

Cải cách nên pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

Tự do báo chí và tự do ngôn luận Tự do lập hội và hội họp

Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương

Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuât tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ Thay chế độ ra các sắc lệnh bàng chế độ ra các đạo luật

Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại nghị viện Pháp để giúp cho nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ”.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Người có nói: “ Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “ người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tư do và bình đẳng về quyền lợi.”. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Điều 10 bản “ Hiến pháp đầu tiên” của Việt Nam năm 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: “ công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”...

Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc học được cách thực hiện dân chủ ngay trong cách sinh hoạt khoa học ở câu lạc bộ Phôbua trong quá trình hoạt động chính trị ở Đảng Xã hội Pháp ( Người tham gia vào đầu năm 1919), tiêu biểu là các bài tranh luận tại Đại hội Tua ( 12/1920)

Giữa năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Hồ Chí Minh gửi đến hội nghị vecxay “Yêu sách 8 điểm” đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân An Nam. Từ đây, Người rút ra bài học quý báu : muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình. Người tham dự Đại hội Tua (12/1920), đồng thời cũng tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Người hoạt động, rèn lyện trong phong trào công nhân Pháp, đươc cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng, trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V.Cu-tuyn-ri-ê, … mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành.

Hồ Chí Minh tiếp thu nhưng có chọn lọc, phù hợp từng điều kiện của đất nước. Người luôn trân trọng các giá trị phương Tây và đề cao những con người chân chính luôn đấu tranh cho hòa bình, tự do của nhân loại. Dù vậy, Người không đồng nhất của nghĩa đế quốc với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình. Đó là cơ sở quan trọng của đoàn kết quốc tế.

Đúng là Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Đại cách mạng Pháp và muốn đi sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy. Và Người đã nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị vềcon người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp; còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Hồ Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; Bình đẳng cũng được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác ái (fraternité) – một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù của mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu khái niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, nên Người thường quen gọi những người lao

động, các dân tộc bị áp bức là anh em (hỡi anh em ở các thuộc địa!, các dân tộc anh em, các nước anh em,…).

Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính của người dân bị áp bức châu Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp, nên chỉ coi đó là những yếu tố cần chứ chưa đủ. Cái giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi suốt đời là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Điều quan trọng ấy lại không có trong bảng giá trị của nền Cộng hoà Pháp, vì vậy, trong thư kêu gọi những người Pháp hãy cộng tác bình đẳng, thân thiện với Việt Nam để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc, Người đã chủ động bổ sung vào khẩu hiệu ấy một từ nữa: “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình Đẳng, Bác ái, Độc lập”. Thêm Độc lập để ràng buộc họ: “Nước Pháp muốn độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không độc lập?”

Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại là lựa chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng, không vay mượn nguyên xi một mô hình ngoại lai nào; tức là tiếp thu trên cơ sở phê phán, tiếp nhận gắn liền với đổi mới, theo các tiêu chí: Dân tộc, Dân chủ và Nhân văn.

CHƯƠNG 2: VIỆC TIẾP THU TINH HOA VĂN HÓA NHÂN LOẠI VÀ GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Ngày nay với sự hội nhập quốc tế sâu và rộng rãi. Chúng ta có điều kiện rất lớn để tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa hay và đẹp từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Không những vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, nó lại càng mang cho chúng ta thêm nhiều con đường dễ dàng để học tập và tiếp thu những tri thức đó. So sánh với những bậc cha anh đi trước, họ phải gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở để có thể tìm được con đường tiếp cận đến nhiều cái hay cái đẹp trên đời. Những khó khăn ấy có thể là chiến tranh, điều kiện kinh tế, sức khỏe và những định kiến. Nhưng ngày nay, dường như ta có mọi lợi thế để tiếp cận những tinh hoa nhân loại, mọi người được sống trong hòa bình, kiến thức được phổ cập rộng rãi và tường minh, và cả rất nhiều cơ hội tiếp xúc với bạn bè bốn phương. Có thể nói rằng, việc hội nhập kéo theo những văn hóa, tri thức mới mang lại một làn sóng mới trong thời đại ngày nay. Để làm chủ, đón đầu, hay có thể bắt kịp làn sóng ấy, giới trẻ là một lực lượng vô cùng quan trọng góp phần giúp đất nước phát triển.

Bản thân giới trẻ ngày nay cũng vô cùng mạnh mẽ. Thứ nhất, họ có điều kiện về hoàn cảnh vật chất. Được phát triển trong hòa bình, họ được sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội và nhà nước để học tập phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất, ngay cả những hoàn cảnh khó khăn cũng được sự trợ giúp nhiệt tình của rất nhiều nhà hảo tâm. Thứ hai, họ được chuẩn bị kỹ càng. Sự chuẩn bị này theo em, đó là những bài học có được từ thế hệ đi trước. Những bài học đó là những sai lầm, hay những cái hay cái đẹp được để lại cho đời sau như những câu chuyện về tấm lòng yêu nước, tinh thần ham học hỏi mang lại những thành quả thiết thực, hay là những sai lầm phải trả giá bằng nỗi đau mất nước, mất người thân, hay những bài học cụ thể hơn nữa là những kiến thức hàn lâm quý báu được để lại. Thứ ba, họ mạnh mẽ bởi sức mạnh của tuổi trẻ. Tuổi trẻ có thời gian và sức khỏe, chúng ta dám nghĩ dám làm, nhất là hiện tại có rất nhiều cái mới để ta thử sức. Không chỉ vậy, giới trẻ ngày nay thực sự ham học hỏi và

đoàn kết. Với sự chỉ dẫn của thế hệ đi trước, ta có thể tạo ra những giá trị thiết thực cho xã hội, tổ quốc.

Song song với những cái lợi như vậy, lại tồn tại thêm nhiều những khó khăn mới. Những khó khăn ấy xuất phát từ những bối cảnh hiện nay và cả chính bản thân giới trẻ chúng ta. Với bản thân giới trẻ, việc sống hạnh phúc trong hòa bình dường như đã giảm đi nghị lực của nhiều người. Cụ thể là lối sống hưởng thụ, lười nhác và ỷ lại hay đó lại là sự không xác định được mục tiêu cho cuộc sống của chính bản thân mình. Những điều đó có thể dẫn đến hệ quả như tình trạng thất nghiệp, đáng quan ngại hơn là những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến trật tự an ninh, sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, những cơn sóng văn hóa tràn lan cũng như là chất xúc tác, ảnh hưởng không tốt đến chính bản thân chúng ta, sự phát triển của đất nước. Đó là những nội dung xấu, không tốt với đạo đức hay lối sống của giới trẻ. Lấy việc giao tiếp ứng xử của nhiều người trẻ hiện nay ra làm ví dụ, với sự phát triển của tiếng Anh, nhiều người đã làm dụng nó để thay đổi lời ăn tiếng nói hàng ngày, đó là những từ lóng làm xấu đi vẻ đẹp của Tiếng Việt hay là những từ Tiếng Anh được thêm vào khiến nội dung câu nói thêm khó hiểu và không hợp ngữ cảnh. Một ví dụ nữa là những nội dung thù địch như những dịch bệnh trên mạng xã hội, nhiều người trẻ dễ bị thuyết phục bởi những nội dung ấy để rồi bị lợi dụng làm ảnh hưởng đến chính những giá trị truyền thống của dân tộc. Những mặt tiêu cực ấy không chỉ ảnh hưởng đến giới trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Một ví dụ cụ thể đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để kiếm được nhiều lợi nhuận, nhiều công trình kiến trúc truyền thống bị xuống cấp hay thậm trí bị dỡ bỏ như khu thương xá Tax Hồ Chí Minh. Hay những xuyên tạc về những câu châm ngôn tục ngữ của ông cha ta để lại.

Nhận thức được những mặt lợi và mặt hại của bối cảnh hiện nay, giới trẻ cần phải xác định nhiệm vụ chính cho bản thân mình. Đó là không ngừng học hỏi tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại có chọn lọc, xác định mục tiêu cho cái chung ở mức rộng hơn. Bên cạnh đó, dùng những tri thức có được, sức mạnh nội tại để gìn giữ những giá trị nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Với cá nhân em, những cái đẹp mà ta học được, ta phải lan tỏa nó cho cả các bậc cha anh với sự tôn trọng tự hào, và những thế hệ đi sau với tình thương yêu, niềm tin mạnh mẽ.

KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w