Ảnh hưởng của bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 30 - 32)

2. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây:

2.2.2 Ảnh hưởng của bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Minh

Tại thành phố New York, Nguyễn Tất Thành vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ. Một thời gian sau, Người đến thành phố Boston, vùng hải cảng thuộc bang Massachuset. Đây là chiếc nôi của nền văn hóa Mỹ, nơi nổ ra cuộc kháng chiến đầu tiên của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ thực dân Anh.

Cũng tại thành phố Boston, Nguyễn Tất Thành đã đọc và nghiền ngẫm bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Có thể coi đó là một sự kiện rất quan trọng, bởi bản tuyên ngôn này đã gây cảm hứng cho Người trên hành trình đi tìm đường cứu nước sau này.Trong bản Tuyên ngôn độc lập này, Nguyễn Tất Thành rất thích câu:“Thượng đế sinh ra con người, ai cũng có quyền tự do bình đẳng...”

2.2.3 Ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa, nền văn minh của nước Mỹ đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Người đã không ngừng học hỏi và tiếp thu những giá trị về tư tưởng văn hóa, nền văn minh của nước Mỹ với hy vọng sẽ mang những tinh hoa ấy về cho đồng bào mình. Trong đó, có tư tưởng xây dựng một nhà nước pháp quyền, được Bác thể hiện khá rõ nét trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946.

Trong bản Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản chất “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Điều lý thú nhất chính là ở chỗ Bác đã tiếp thu một cách sáng tạo tư tưởng nhà nước pháp quyền từ Abraham Lincoln-Tổng thống đã tạo dựng những nền tảng tư tưởng tiến bộ, ghi dấu ấn lớn trong lịch sử Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1861 đến nay. Ông Lincoln là người đã từng phát động cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, với tuyên bố: “Chế độ dân chủ là chính quyền của dân, do dân và vì dân”.

Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm đến nước Mỹ vào thời bấy giờ là một sự xuất dương có chọn lọc. Người luôn ngưỡng mộ tên tuổi của G. Washington; Th. Jefferson; Abraham Lincoln ... những nhân vật luôn đại diện cho sự công bằng, dân chủ và bình đẳng của người lao động. Nước Mỹ là quốc gia đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Tiếp sau đó Người sang Anh, rồi đến Pháp và Nga và đã bôn ba khắp thế giới suốt 30 năm, rồi Người chắt lọc, vận dụng kiến thức tinh hoa của nhân loại, áp dụng cho con đường lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, rồi thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945.

Tóm lại, “Thượng đế sinh ra con người, ai cũng có quyền tự do bình đẳng...”,... những tư tưởng tiến bộ mà Hồ Chí Minh đã nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính của người dân Mỹ bị áp bức và cuộc giải phóng dân tộc, chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp.

Để bước trên con đường tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại Hồ Chí MInh đã không ngừng tìm tòi học hỏi lựa chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải

biến nó cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng, tiếp thu trên cơ sở phê phán, tiếp nhận gắn liền với đổi mới

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng HCM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w