Xã hội hóa dịch vụ công là quá trình vận động, tổ chức thực hiện để nhân dân và toàn xã hội tham gia góp vốn, tài sản, sức lao động và trí tuệ vào việc cung ứng dich vụ công, hình thành tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; là quá trình đa dạng hóa các hình thức hoat động, mở ra có hội để mọi người chủ động và bình đẳng tham gia; là quá trình đa dạng hóa nguồn lực đầu tư để thu hút, khai thác mọi tiềm năng trong xã hội.
Xã hội hóa dịch vụ công không có nghĩa là nhà nước giảm trách nhiệm trong việc cung ứng dịch vụ công, nhà nước giảm một phần việc trực tiếp cung cấp dịch vụ công , ủy quyền cho các chủ thể khác thực hiện và nhà nước là người ban hành khung khổ luật pháp, chính sách, tạo điều kiên cho các chủ thể khác tham gia, cung cấp tài chính và kiểm soát chất lượng cung cấp dịch vụ công các chủ thể khác.
Xã hội hóa dịch vụ công là một xu hướng tất yếu gắn liền với phát triển kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở từng giai đoạn phát triển; Do sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người và xã hội ngày càng tăng cao, vì vậy việc cải cách, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân và xã hội là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao… đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta trong những năm qua; Cụ thể, việc
ủy quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện một số dịch vụ công đã tạo ra môi trường cạnh tranh và cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất. Sự ra đời và hoạt động bước đầu có hiệu quả của các bệnh viện tư, các hãng phim tư nhân và những công ty tổ chức biểu diễn, các trường đại học tư thục; các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và làm ăn có hiệu quả… đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ dịch vụ công trên phạm vi rộng. Việc xã hội hóa các dịch vụ công đã và đang tạo điều kiện cho mọi người tham gia chủ động và tích cực, phát huy được tiềm năng trong xã hội trong việc cung ứng các dịch vụ công; đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp.
Thực tiễn cho thấy, dịch vụ công hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội. Xã hội hóa dịch vụ công là quá trình huy động sự tham gia dưới các hình thức khác nhau của các chủ thể và cộng đồng xã hội nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và mở rộng các hình thức cung ứng dịch vụ công, đồng thời đổi mới vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, hỗ trợ cung ứng dịch vụ công từ khu vực công sang khu vực tư; huy động kinh phí đóng góp của dân vào việc cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước; động viên, tổ chức sự tham gia hoạt động rộng rãi nhằm đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta đang đặt ra nhiều thách thức mà nếu không giải quyết triệt để thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; Đó là, các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân chú trọng nhiều đến lợi nhuận, luôn có xu hướng đẩy giá dịch vụ lên cao, các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh tùy tiện, chất lượng dịch vụ yếu, cơ chế tài chính không minh bạch. Một số cơ sở tư nhân được thành lập dưới dạng tự phát nên khó kiểm soát chất lượng; Hàng loạt trường mầm non tư thục không đủ tiêu chuẩn như thiếu không gian cho trẻ, thực phẩm không an toàn, các điều kiện chăm sóc trẻ không đảm bảo; các cơ sở khám chữa bệnh không đáp ứng được yêu cầu, tùy tiện nâng giá thuốc; các trường học tư thục thiếu giáo viên cơ hữu…Tất cả đang đặt ra vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được khối tư nhân cung ứng cho xã hội.
Trong thời gian tới, nhằm thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công có hiệu quả, trước hết về mặt nhận thức, cần có cái nhìn đúng về bản chất và mục tiêu xã hội hóa dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xã hội hóa không phải chạy theo số lượng, hay mức độ xã hội hóa nhiều hay ít, rộng hay hẹp mà phải tính đến chất lượng, sự cần thiết của nó trong thực tiễn quản lý và trên hết là phải xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Về mặt nội dung, xã hội hóa dịch vụ công đòi hỏi phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản: Các dịch vụ công nào mà khu vực ngoài nhà nước không làm được, không muốn làm hoặc không được phép làm nhưng xã hội có nhu cầu thì Nhà nước phải tiến
hành cung cấp; Nhà nước phối hợp tổ chức xã hội và tư nhân thực hiện cung ứng dịch