Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo phòng nói chung trong xã hội hóa dịch vụ công

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi lớp lãnh đạo quản lý cấp phòng (Trang 27 - 28)

khác có khả năng và muốn tham gia thì Nhà nước khuyến khích họ tham gia cung ứng cho xã hội, nhưng Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm trước xã hội về số lượng và chất lượng các dịch vụ công để chuyển giao cho khu vực tư.

Về cách thức thực hiện, nâng cao vai trò công tác thông tin, tuyên truyền để xã hội, công dân và cả cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về chủ trương xã hội hóa dịch vụ công. Cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập cần cải cách hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ và đổi mới phương thức phục vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh với khu vực tư. Tiến tới bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi hữu hiệu và khả thi để khuyến khích việc tham gia cung ứng các dịch vụ công cho xã hội. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp bán công và công lập sang hình thức tư thục, thành lập các cơ sở ngoài công lập, cổ phần hóa…; xây dựng và duy trì sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ. Tạo lập môi trường để tăng cường tiếng nói và sự phản hồi của người dân đối với các chính sách của Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công nói riêng. Đồng thời, phát huy vai trò của Nhà nước về tăng cường kiểm tra kiểm soát hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ công; Cụ thể, phải rà soát lại số lượng, chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ công của khu vực công và cả khu vực tư hiện nay để có những kiến nghị phù hợp cho công tác quy hoạch, định hướng phát triển; xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật trong cung ứng các dịch vụ công.

3. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo cấp phòng trong việc xã hội hóa dịchvụ công vụ công

a) Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo phòng nói chung trong xã hội hóa dịchvụ công vụ công

Lãnh đạo cấp phòng là người giúp việc cho thủ trưởng đơn vị, là ngươi tham mưu cho thủ trưởng đơn vị về cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực được giao, là người đứng đầu một tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng, là người quyết định cuối cùng về hoạt động chuyên môn của phòng, là người có trách nhiệm phát triển tổ chức và chăm lo đến công tác nhân sự của phòng; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng…

Nói một cách khác lãnh đạo cấp phòng vừa là người tham mưu giúp việc, vừa là người lãnh đạo quản lý một tổ chức, hai vai trò này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ công.

Nhiệm vụ chủ yếu của lãnh đạo cấp phòng nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản là người tham mưu và là người lãnh đạo quản lý đã được quy định cụ thể cho từng cấp độ khác nhau (lãnh đạo phòng cấp bộ, lãnh đạo phòng cấp sở, lãnh đạo phòng cấp huyện, lãnh đạo phòng ở các đơn vị hành chính sự nghiệp tham gia vào cung ứng dịch vụ công…), sau đây chỉ là những nhiệm vụ cơ bản chung nhất cần phải thực hiện.

- Về góc độ là người tham mưu

Chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất với thủ trưởng đơn vị các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật pháp, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc cung cấp dịch vụ công thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Có hai góc độ cần chú ý, góc độ thứ nhất đó là nghiên cứu đề xuất về việc xây dựng luật pháp, chính sách, cơ chế, chương trình, kế hoạch, đề án; góc độ thứ hai là tham mưu đề xuất việc tổ chức thực hiện luật pháp, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án.

Việc nghiên cứu đề xuất phải hướng vào tạo môi trường để toàn dân, toàn xã hội tham gia vào cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực được giao; thu hút được nhiều nguồn lực cho việc cung ứng dịch vụ công, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công. Lãnh đạo cấp phòng cần có những hiểu biết rất cơ bản về phân tích và hoạch định chính sách, có kỹ năng vận dụng các công cụ thích hợp để phân tích tác động đa chiều của cơ chế, chính sách, đặc biệt là tác động về mặt xã hội, kinh tế đến cấp độ các nhân, gia đình và cấp độ vùng lãnh thổ, quốc gia.

- Về góc độ là người lãnh đạo, quản lý

Chủ trì việc chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng

Chủ trì việc phối hợp với các tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công

Kiểm soát chất lượng cung ứng dịch vụ công trong phạm vị nhiệm vụ được giao (cả các đơn vị công lập và ngoài công lập hoặc của phòng) thông qua các công cụ quản lý phù hợp

Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cán bộ trong phòng thực hiện từng phần công việc sao cho chất lượng, hiểu quả, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng người. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được; xây dựng bầu không khí làm việc đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung của phòng; công tâm trong công tác thi đua khen thưởng, quả lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của phòng….

Theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của phòng trong quá trình cung ứng dịch vụ công, điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hoạt động chung của phòng để bảo đảm hoàn thành chương trình kế hoạch đề ra. Việc theo dõi, đánh giá cần được thiết lập bằng bộ chỉ tiêu và có công cụ thu thập thông tin, số liệu phù hợp

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi lớp lãnh đạo quản lý cấp phòng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w