Chương mười baBày tỏ sự trân trọng một cách chân thành

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 2 (Trang 26 - 37)

trọng một cách chân thành

Mọi người đều muốn được yêu thương và trân trọng. Mọi người đều cần cảm thấy mình quan trọng trên đời. Nhìn nhận người khác tức là có ý thức về giá trị thực sự của họ. Cũng như bạn, họ cảm thấy phẩm giá là một biểu hiện của nguyên lý sự sống ở tất cả mọi người. Khi bạn làm điều này một cách có ý thức và hiểu biết, bạn bồi đắp cho những người này và họ sẽ đáp trả tình cảm và thiện chí của bạn.

T

rong sách Châm ngôn, Solomon có nói: “Hãy nhanh chóng ngợi khen khi có dịp”. Và tác phong này bao gồm cả sự trân trọng, nhã nhặn và lịch thiệp. Ta thấy các ví dụ hằng ngày về sự thiếu hụt cung cách cư xử ở nhiều cá nhân và gia đình. Khổng Tử đã đúng khi cho rằng nền tảng đạo đức khởi phát từ trong gia đình của mỗi người. Ta chẳng lạ gì khi nghe phàn nàn, “Tôi có làm gì cũng không bao giờ đủ. Anh ta (hoặc cô ta) chẳng hề trân trọng hoặc thậm chí cảm ơn”.

Câu hỏi ở đây là: Bạn có thường xuyên nói, “Cảm ơn nhé, tôi đánh giá cao anh. Tôi nghĩ anh là một thành viên có giá trong nhóm?”. Nếu bạn muốn nghe những lời khích lệ này, tốt hơn hết hãy nói với người khác – hằng ngày, cho đến khi cảm thấy thoải mái − và nói thật lòng. Nguyên tắc Vàng để áp dụng là hãy trân trọng bằng hành động.

Chúng ta thường xem nhân viên và đồng nghiệp của mình như một thực tế hiển nhiên. Ta cho rằng họ biết ta đánh giá cao họ và bị sốc khi họ xin nghỉ để đi làm chỗ khác.

Khi Tony E. bỏ việc ở công ty Bảo trì Cao ốc, trong lúc phỏng vấn trước khi nghỉ việc, anh được hỏi về điều mình thích nhiều nhất và ít thích nhất ở công ty. Tony trả lời rằng, mặc dù mức lương và quyền lợi đều tốt, anh không bao giờ cảm thấy mình thuộc về tập thể. “Tôi luôn luôn cảm thấy mình bị xem không hơn gì một bánh răng trong cỗ máy”, anh nói. “Trong 9 tháng làm việc ở bộ phận này, tôi đã có nhiều đề xuất, ngỏ ý nhận thêm dự án phụ, và cố

gắng áp dụng các hướng sáng tạo trong một số việc được giao. Sếp của tôi đã không ghi nhận tất cả những gì tôi đóng góp”.

Nếu công ty ghi nhận khả năng của Tony và thể hiện sự trân trọng bằng cách thảo luận các đề xuất của anh và cho thấy công ty đánh giá cao công việc của anh ra sao, họ đã giữ lại được một nhân viên rất có giá trị.

Thể hiện sự trân trọng

William James, nhà tâm lý học vĩ đại người Mỹ, đã nói rằng sự thôi thúc sâu thẳm nhất trong bản chất con người là nỗi khao khát được trân trọng. Trong cuộc sống hằng ngày, cả về cá nhân và trong công việc, ta thường quên bày tỏ sự trân trọng với những người giúp ta thành công.

Chúng ta có xu hướng tìm kiếm để chỉ trích hơn để khen ngợi. Việc thể hiện sự trân trọng không chỉ làm cho mối quan hệ trong công việc trở nên dễ chịu hơn nhiều, mà còn tạo dựng tinh thần hợp tác trong nhóm. Nó làm cho cả nhóm dễ đồng thuận hơn khi cần thuyết phục họ làm theo cách suy nghĩ của bạn.

Ta phải xem như một trọng điểm để có, ở mức tối thiểu, một mối quan hệ thân thiện với tất cả đồng nghiệp và, nếu tối ưu, một mối quan hệ nhiệt thành và gần gũi. Một cách để có được điều này là tỏ sự trân trọng khi những người này nỗ lực giúp bạn về bất cứ chuyện gì.

Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp cảm thấy việc tăng lương hoặc thưởng tiền là đủ để cho thấy sự đánh giá cao công việc đã làm được. Tất nhiên, nhân viên vẫn mong sự tưởng thưởng vật chất khi làm tốt, nhưng chỉ tiền thì chưa đủ.

Một doanh nhân ở Maryland kể về cách ông đã làm. Ông có một nhân viên luôn đạt hiệu suất cao hơn những người khác. Anh ta làm vượt chỉ tiêu công việc được giao. Tiền thưởng của anh ta nhiều hơn của những người khác, nhưng tiền không thể hiện được cảm xúc của cấp quản lý nên ông đã viết cho anh một bức thư cá nhân để ngợi khen, và kèm theo chi phiếu tiền thưởng. Trong thư ông cảm ơn anh ta và cho biết anh ta có ý nghĩa ra sao với công ty. Sau đó người nhân viên cảm ơn ông đã viết thư. Anh ta kể rằng bức thư đã làm anh ta khóc, nâng niu và giữ nó mãi.

Trong đợt cao điểm trước Lễ Tạ ơn tại chợ thực phẩm Stew Leonard ở

Norwalk, Connecticut, nhiều nhân viên văn phòng nhận thấy khách xếp hàng dài ngoằn ngoèo tại quầy tính tiền và − không cần cấp quản lý nhắc – đã gác công việc thường lệ của họ để giúp nhân viên thu ngân đóng gói hàng hầu tăng tốc độ xử lý.

Stew, người sở hữu khu chợ, đã quyết định làm một nghĩa cử đặc biệt với các nhân viên đã trợ giúp. Sau đợt cao điểm của kỳ nghỉ, ông mua cho mỗi người trong số họ một chiếc áo dệt kim tuyệt đẹp với dòng chữ thêu “Danh hiệu ABCD Stew Leonard”. ABCD là dòng chữ viết tắt của “Vượt ngoài nhiệm vụ” (Above and Beyond the Call of Duty). Bằng cách ghi nhận đặc biệt

những cộng sự đã đóng góp nhiều hơn yêu cầu công việc, ông không chỉ trao thưởng mà còn khiến cho mọi người – các cộng sự, đồng nghiệp, người giám sát họ và cả khách hàng − biết rằng ông đánh giá cao những nỗ lực vượt bậc của họ.

Tại sao người ta không thể hiện được sự trân trọng?

Người ta thường giả định rằng sự trân trọng đã được mặc nhiên bày tỏ qua lời cảm ơn. Đôi khi nó không được xem là cần thiết vì người kia “chỉ thực thi phận sự”. Đôi khi người ta không bày tỏ sự trân trọng vì cho rằng nó là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc tin rằng nó phản ánh những bất cập của chính

mình. Người đó có thể nghĩ trong tiềm thức rằng: “Nếu mình bảo rằng họ làm tốt, họ (và những người khác) có thể cảm thấy mình thua kém họ”. Không có cơ sở để kết luận như vậy. Tất cả những vĩ nhân đều nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn với những ai đã giúp họ. Thực tế, nó cải thiện hình ảnh về ưu điểm và tạo dựng một lòng trung thành cao độ ở những người đi theo họ.

Ta không cần phải bày tỏ sự trân trọng một cách nồng nhiệt. Chỉ cần ghi nhận chân thành thông qua cảm nhận của ta về công việc đã được thực hiện hoặc dịch vụ đã được cung cấp, hoặc niềm tự hào ta có được về một thành tựu cụ thể là đủ. Chẳng ai chán đón nhận sự trân trọng chân thành. Giả định rằng bạn vẫn đang có ý đánh giá cao và không cần bày tỏ là một sự đánh lừa người khác. Hãy nói với người đó rằng bạn đánh giá cao những gì đã đạt được và lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy. Trong những tình huống là kết cục của một hành động cụ thể, hãy tỏ sự trân trọng càng sớm càng tốt ngay khi hành động ấy được hoàn thành. Giống như phủ kem lên bánh, sự thể hiện lòng trân trọng của bạn sẽ làm dịu ngọt niềm vui về thành tựu.

Sự trân trọng phải chân thành

Ta phải thực sự cảm nhận và tin điều mình đang nói để nó có thể truyền đến người kia một cách chân thành. Không thể ngụy trang sự giả dối bằng những từ hoa mỹ. Giọng nói, ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể của ta, tất cả đều phản ánh cảm xúc thật của ta. Không có lý do gì để giả vờ trân trọng. Hầu hết chúng ta đều có rất nhiều thứ để trân trọng, và rất nhiều người đáng được ta trân trọng một cách chân thành.

Chúng ta cần nhận ra những nỗ lực vượt bậc của nhân viên hoặc đồng sự, sự đồng cảm đặc biệt mà ta nhận được từ bạn bè hoặc người thân của ta, hoặc sự khích lệ vượt trội từ các đồng nghiệp. Sự nhận thức rằng chúng ta nợ rất

nhiều đối với những con người này sẽ khơi dậy lòng biết ơn chân thật và chân thành đang ở sâu trong trái tim ta. Hãy để nó tuôn chảy. Đừng dập tắt khi nó trào dâng đến cửa miệng của ta. Hãy để nó tràn vào tai của những người đáng được nghe, và cuộc sống của họ và của bạn sẽ vui tươi hơn một chút trong ngày hôm đó.

Tích cực củng cố

Một người sếp độc đoán sẽ liên tục chỉ trích, lên án, than phiền, và không bao giờ quên những sai phạm. Nhưng họ lại luôn xem kết quả tốt là chuyện

đương nhiên. Các nhà quản lý ngày nay đã thấy rằng việc củng cố những điều tốt đẹp mà cộng sự làm được, thay vì nhai đi nhai lại về lỗi lầm và sự yếu kém của họ, khiến tinh thần phấn khích và năng suất nâng cao.

Khi liên tục nghe những lời chỉ trích, người ta bắt đầu cảm thấy ngu ngốc, kém cỏi và phẫn uất. Mặc dù ai đó có thể đã làm một việc không thỏa đáng, mục tiêu của bạn là khắc phục hành vi ấy, chứ không phải khiến cho người ấy cảm thấy tệ hại.

Nhà tâm lý học nổi tiếng B. F. Skinner lưu ý rằng những lời chỉ trích thường củng cố hành vi tệ hại (lúc duy nhất người sai phạm được chú ý là khi họ bị chỉ trích). Ông gợi ý rằng ta nên giảm thiểu phản ứng đối với hành vi tệ hại và tối đa hóa sự trân trọng của ta đối với hành vi tốt đẹp. Khi người ta liên tục bị chỉ trích, trong họ hình thành một mô thức để sự thất bại thâm nhập vào tiềm thức. Họ tự thấy bản thân kém cỏi và điều này càng làm gia tăng tỉ lệ thất bại của họ. Để tránh điều này, hãy thay thế những lời chỉ trích bằng sự

chỉ dẫn.

Thay vì lớn tiếng với một cộng sự sai phạm, hãy ôn tồn bảo người đó, “Anh có tiến bộ trong công việc, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải cố gắng. Hãy để tôi chỉ cho anh một số hướng để đi nhanh hơn”. Khi công việc được cải thiện, hãy lớn tiếng ngợi khen. Bằng cách này, những suy nghĩ tích cực thay vì tiêu cực sẽ được truyền vào tiềm thức.

Một số người giám sát sợ rằng lời khen cho thấy sự mềm yếu của họ: “Ta không nên nuông chiều cấp dưới”. Khen ngợi không phải là mềm yếu – mà là một cách tích cực để đẩy mạnh hiệu suất. Khi bạn thôi suy nghĩ về nhân viên của mình như cấp dưới, mà như cộng sự, những người cùng bạn vươn đến cùng mục tiêu, lời khen ngợi thỏa đáng sẽ trở nên hành vi tự nhiên của bạn.

Chớ khen bừa bãi

Con người vươn lên nhờ lời khen. Mặc dù tất cả chúng ta đều cần lời khen để cảm thấy tích cực về bản thân mình, ta không được khen ngợi bừa bãi: Lời khen phải được dành cho những thành tựu xứng đáng với sự ghi nhận đặc biệt. Vậy ta làm thế nào với những người không bao giờ làm bất cứ điều gì đặc biệt đáng để khen?

Maria C. gặp phải tình trạng này với nhóm xử lý văn bản của cô. Nhiều nhân viên trên trung bình có thái độ cho rằng miễn sao họ làm việc đạt chỉ tiêu là được. Khen ngợi họ vì đạt chỉ tiêu chỉ càng khiến họ tin rằng không cần phải phấn đấu gì thêm. Nếu ai đó chỉ trích họ đã không làm vượt chỉ tiêu thì họ sẽ phản ứng: “Tôi làm đúng phần việc của tôi”.

Maria quyết định thử một phương cách khác để thúc đẩy một cách tích cực. Cô giao cho một nhân viên một phần việc đặc biệt mà không đưa ra một định mức nào. Khi công việc được hoàn thành, Maria khen ngợi kết quả công việc của người này. Cô làm theo cách này với tất cả các việc mới giao và cuối cùng có cơ hội để chân thành khen ngợi từng nhân viên xử lý văn bản.

Đôi khi chúng ta có xu hướng tìm kiếm để chỉ trích hơn là để khen ngợi. Do mong đợi nhân viên làm tốt, bạn có thể chú trọng đến việc củng cố các khía cạnh yếu kém. Douglas P., một giám sát khu vực của một chuỗi siêu thị ở California, thường xuyên đến thăm tám cửa hàng thuộc thẩm quyền của

mình. Ông cho biết khi bước vào một cửa hàng, ông luôn tìm kiếm vấn đề. Ông chỉ trích cửa hàng trưởng về cách bày sản phẩm, về việc xử lý khách chậm chạp, và về bất cứ điều gì khác mà ông phát hiện thấy. “Việc của tôi,” ông nói, “là đảm bảo tất cả mọi thứ đều được làm đúng”.

Như bạn cũng đoán được, mọi người làm việc trong các cửa hàng này đều sợ các chuyến thăm của ông. Sếp của Douglas thừa nhận với ông về tầm quan trọng của việc cải thiện sai sót, nhưng cũng chỉ ra rằng vì các cửa hàng đều vượt doanh số và kìm được chi phí, các quản lý cần được nghe khen ngợi về thành tích của họ. Sếp của Douglas gợi ý ông hãy tìm ra những cái hay để bày tỏ sự tán đồng. Douglas đã được khuyến khích hãy gợi ý để họ cải thiện, nhưng chớ biến những điều đó thành trọng tâm của các chuyến thị sát.

Mặc dù không dễ, Douglas đã làm theo lời khuyên của sếp. Trong vòng vài tháng, các quản lý cửa hàng đều mong ông đến thăm. Họ bắt đầu chia sẻ ý tưởng mới và nhờ ông tư vấn về các vấn đề của cửa hàng. Thu ngân và các nhân viên khác trong cửa hàng đã sớm vượt qua nỗi sợ về “sếp lớn” để đón nhận các ý kiến và đề xuất của ông.

Năm bí quyết để khen ngợi hiệu quả

Mặc dù lời khen rất quan trọng trong việc động viên mọi người, không phải lúc nào nó cũng đạt hiệu quả. Một số cấp trên khen ngợi từng hoạt động nhỏ, làm giảm giá trị của lời khen đối với những thành tích lớn. Những người khác lại khen ngợi một cách có vẻ giả tạo. Để lời khen ngợi của bạn có ý nghĩa hơn, hãy làm theo các gợi ý sau:

1. Chớ lạm dụng. Lời khen thật ngọt ngào. Kẹo cũng ngọt ngào, nhưng càng ăn, kẹo càng bớt ngọt − và ta có thể bị đau bụng. Quá nhiều lời khen sẽ làm giảm sự tác động từ mỗi lời khen; nếu thái quá, nó sẽ mất hết giá trị.

2. Hãy chân thành. Ta không thể giả mạo sự chân thành. Ta phải thực sự tin rằng những gì ta đang khen ngợi cộng sự là thực sự đáng khen. Nếu chính ta không tin điều đó, cộng sự cũng sẽ không tin.

3. Hãy nêu cụ thể lý do khen ngợi. Thay vì nói “Giỏi quá!” tốt hơn hãy nói, “Bản báo cáo anh gửi về vấn đề XYZ đã giúp tôi hiểu rõ hơn về sự phức tạp của vấn đề”.

4. Xin lời khuyên của cộng sự. Không có gì sung sướng bằng được xin lời khuyên để xử lý một tình huống. Tuy nhiên, cách này có thể phản tác dụng nếu bạn không làm theo lời khuyên. Nếu phải từ chối lời khuyên, hãy chất vấn những lời đáp chưa thỏa đáng của họ cho đến khi họ thấy cách của họ sai sót và cho lời khuyên thấu đáo.

5. Công khai hóa lời khen. Nếu sự khiển trách phải luôn diễn ra kín đáo thì lời khen cần được thực hiện công khai, nếu được. Đôi khi vấn đề được khen là một việc riêng tư, nhưng thường nó sẽ thích hợp để cho cả nhóm được biết. Nếu các nhân viên khác biết được sự khen ngợi mà bạn dành cho đồng

nghiệp của họ, họ sẽ bị thôi thúc làm việc để được ghi nhận tương tự.

Lớn tiếng khen ngợi người lập thành tích

Trong một số trường hợp, lời khen đối với những thành tích đáng kể nên được đưa ra công khai, chẳng hạn như trong các cuộc họp hoặc các sự kiện của công ty. Khi ta công bố những thành tích đáng khen và người lập thành tích được khen ngợi trước mặt đồng nghiệp, những người khác sẽ được khích

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 2 (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)