Chương sáuRèn luyện khả năng phục hồi và thích ứng

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 1 (Trang 62 - 73)

phục hồi và thích ứng

Những niềm tin và trạng thái tiềm thức sẽ định đoạt và kiểm soát tất cả các hành động có ý thức của ta. Ta có thể điều chỉnh tâm trí bằng cách đồng nhất chính mình với chân lý vĩnh cửu. Ta có thể rèn luyện một nhân cách tươi đẹp và lý thú bằng cách giữ cho tâm trí của mình tràn đầy các ý niệm về sự an lạc, niềm vui, tình yêu, sự hài hước, hạnh phúc và thiện chí.

Hãy để tâm trí của ta bận rộn với những ý tưởng này. Khi ấy, chúng sẽ chìm vào tiềm thức.

N

gười ta vẫn thường khuyên rằng nếu thứ gì đó không hư hại thì chớ sửa

chữa. Điều đó có phần đúng, bởi vì thay đổi chỉ để thay đổi là việc làm không hiệu quả. Tuy nhiên, để tiến về phía trước, để xử trí những thách thức mới, sự thay đổi thường là cần thiết. Ta rất dễ lặp đi lặp lại thói quen cũ. Thậm chí sự thay đổi còn khó hơn nữa khi những gì ta đang làm là do chính ta đề ra. Ta thường say mê ý tưởng của mình và không muốn nghĩ đến sự thay đổi − ngay cả khi sự thay đổi sẽ dẫn đến sự cải thiện.

Một lý do khiến nhiều người từ chối nghĩ đến sự thay đổi là nỗi sợ thất bại. Không ai muốn gánh chịu nỗi đau của thất bại, nhưng nỗ lực nào muốn thành công cũng cần trải qua thử nghiệm, và mỗi sự thử nghiệm đều chứa rủi ro thất bại.

Để đảm bảo rằng bản thân mình sẵn sàng xem xét và đánh giá lại mọi thứ khi cần phải thay đổi, ta phải điều chỉnh tiềm thức của mình lại cho thích ứng. Nếu ta không ngừng củng cố thái độ cởi mở và linh hoạt, tiềm thức của ta, thay vì chống lại sự thay đổi hiện trạng, sẽ trở nên một phương tiện để cải biến những khái niệm mới. Những người thành công đều chấp nhận rủi ro. Họ không tự giới hạn bản thân với các phương pháp mà họ vẫn luôn luôn áp dụng.

để có thể chấp nhận thất bại và tiếp tục đi tới. Ta phải học từ sai lầm của mình và áp dụng bài học để vượt qua thất bại. R. H. Macy đã phải đóng cửa 7 cửa hàng Macy đầu tiên của mình, nhưng thay vì xem đó là “thất bại” và bỏ cuộc, ông tiếp tục nỗ lực và đã trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ. Babe Ruth đã đánh trượt bóng hơn 1.300 lần trong sự nghiệp bóng chày, nhưng người ta quên điều đó bởi anh có 714 cú ghi điểm “home run”. Thomas Edison không bao giờ bỏ cuộc, nhưng chỉ kiên trì thôi thì không đủ. Mỗi lần thí nghiệm thất bại, ông lại nghiên cứu nguyên nhân và tiếp tục tìm giải pháp. Khả năng hồi phục và thích ứng của ông được mài dũa bởi thất bại. Chúng không đánh bại được ông mà còn khích lệ ông tiếp tục cố gắng.

Chỉ ta có thể thay đổi được ta

Nếu ta cứng nhắc trong suy nghĩ và không biết thích ứng, ta cần phải vượt qua sự cứng nhắc đó. Không ai có thể làm điều đó cho ta. Điều đầu tiên ta phải thừa nhận là ta là người duy nhất có thể thay đổi chính mình. Đây là điểm khởi đầu cho một sự thay đổi thực sự trong toàn bộ tính cách của ta. Hãy chia bản thân mình thành hai con người trong tâm trí: con người hiện tại và con người mà ta muốn trở thành. Hãy quan sát những ý nghĩ sợ hãi, âu lo, phiền muộn, ghen tị hoặc thù hận mà có thể đang nô dịch và cầm tù ta. Ta đã chia mình làm hai với mục đích rèn luyện bản thân. Một phần là tâm trí con người đang hoạt động trong ta; phần kia là Trí tuệ Siêu việt đang tìm cách thể hiện thông qua ta. Tất cả phụ thuộc vào cách ta nhìn bản thân mình.

Ở một nước châu Á nọ, có một truyền thuyết kể rằng một người nông dân đã tìm đến một vị thông thái trong làng của mình để kể lể cho ông ta nghe về cuộc đời khổ ải của mình. Anh ta không biết làm sao để sống cho qua ngày đoạn tháng. Nỗi sợ tương lai ngự trị tâm trí của anh ta. Anh ta muốn buông xuôi; anh ta đã mệt mỏi phải tranh đấu và chống chọi. Dường như giải quyết được rắc rối này là lại gặp ngay rắc rối khác.

Vị thông thái bảo anh ta đi xuống hồ và xách lên một xô nước. Sau đó ông ta đổ nước vào ba cái nồi rồi treo từng cái bên trên lò sưởi. Chẳng mấy chốc các nồi nước đều sôi. Trong cái nồi đầu tiên, ông cho vào một bó cà rốt, trong cái nồi thứ hai ông cho vào vài quả trứng, và trong cái nối cuối cùng, ông cho vào một nắm lá trà.

Sau khi đun được nửa giờ, ông nhấc các cái nồi ra khỏi lò sưởi. Ông vớt cà rốt ra và cho vào bát; rồi ông vớt trứng ra và cho vào một cái bát khác; và cuối cùng ông rót trà vào một cái bát thứ ba. Quay sang người nông dân, ông hỏi, “Nói cho tôi nghe xem nào, anh bạn đã nhìn thấy những gì?”.

“Cà rốt, trứng và trà”, người nông dân đáp. Khi ấy, vị thông thái bảo, “Hãy cầm lấy củ cà rốt và nói xem anh cảm thấy thế nào”. Người nông dân làm theo và đáp, “Cà rốt mềm”. Tiếp đến, vị thông thái bảo người nông dân cầm lấy một quả trứng và đập vỡ. Sau khi lột vỏ, người nông dân quan sát thấy trứng đã rắn lại. Cuối cùng, vị thông thái bảo người nông dân nhấp trà. Người nông dân mỉm cười khi nếm thử vị trà đậm đà. Sau đó anh ta hỏi, “Như vậy có nghĩa là gì?”.

Vị thông thái giảng giải rằng mỗi một món trong số đó đều gặp phải cùng một nghịch cảnh... nước sôi. Mỗi món phản ứng khác nhau. Cà rốt ban đầu chắc và cứng. Tuy nhiên, trải qua nước sôi, nó mềm đi và trở nên yếu ớt. Quả trứng vốn mỏng manh. Lớp vỏ ngoài mỏng manh đã che chở lòng trứng bên trong, nhưng nước sôi đã làm bên trong trứng cứng lại. Thế nhưng, những chiếc lá trà mới độc đáo. Chúng đã làm biến đổi cả nước.

“Anh là loại nào?”, ông hỏi người nông dân. “Khi nghịch cảnh xảy đến, anh đáp trả ra sao? Anh là củ cà rốt, quả trứng hay lá trà?”.

Đối mặt với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống, ta hãy tự hỏi:

“Tôi là loại nào? Tôi là cà rốt trông có vẻ mạnh mẽ, nhưng khi gặp khổ đau và nghịch cảnh thì tôi mềm yếu và mất đi sức mạnh? Tôi là quả trứng ban đầu có một trái tim mong manh và tinh thần uyển chuyển, nhưng sau khi thất nghiệp, chia tay, gặp khó khăn tài chính hoặc thử thách nào khác, liệu tôi có trở nên cứng cỏi và rắn chắc? Hay tôi giống như lá trà? Chiếc lá làm thay đổi cả nước nóng – chính hoàn cảnh đã mang lại khổ đau. Khi nước nóng lên, lá trà tỏa hương vị thơm tho. Nếu bạn giống như lá trà, khi mọi việc đi đến chỗ tệ hại nhất, bạn lại phát huy được chính mình và làm thay đổi hoàn cảnh. Vào thời khắc u ám nhất và thử thách trở nên khắc nghiệt nhất, bạn có thăng hoa sang một tầm vóc khác?

Tư duy tích cực khuyến khích khả năng thích nghi

Hãy ghi nhớ chân lý vĩ đại này: Bạn không cần phải nương theo các phương cách hoặc hệ thống quen thuộc hay phản ứng một cách máy móc như trước đây vẫn làm. Hãy phản ứng và suy nghĩ theo cách mới. Bạn muốn là một người thành công. Do đó, từ nay trở đi, hãy gạt bỏ những ý nghĩ tiêu cực, vốn có xu hướng trì kéo bạn đi xuống, và thay đổi tư duy để giải quyết vấn đề theo cách mới mẻ và khác biệt.

Hãy kiên định

Câu chuyện này về một trong những chính khách vĩ đại nhất nước Mỹ không phải là một câu chuyện về sự thành công dễ dàng, mà là về một sự kiên định cực độ. Ông đã thất bại trong kinh doanh lúc 21 tuổi và thất cử vào cơ quan lập pháp năm 1833. Ông đắc cử năm 1834. Người yêu của ông qua đời năm 1835. Ông bị suy nhược thần kinh năm 1836. Ông thất cử vào Hạ viện năm 1838. Ông thất cử vào ghế đại cử tri năm 1840. Ông thất cử vào Quốc hội năm 1843. Cuối cùng, ông được bầu vào Quốc hội một nhiệm kỳ năm 1846, để rồi lại bị thất cử Quốc hội một lần nữa năm 1848. Ông thất cử vào Thượng viện năm 1855, thất cử phó tổng thống năm 1856, và lại thất cử Thượng viện năm 1858. Cuối cùng, năm 1860, ông được bầu làm Tổng thống của Hoa Kỳ. Đây chỉ là vài nét sơ lược về cuộc đời của Abraham Lincoln.

Không có gì trên đời này thay thế được lòng kiên trì. Năng khiếu không thể. Không có gì nhiều nhan nhản cho bằng những người có khiếu nhưng không thành công. Thiên tài cũng không. Thiên tài bất phùng thời cũng không hiếm. Giáo dục cũng không. Thế giới đầy những người có giáo dục mà chẳng làm nên chuyện. Chỉ có lòng kiên trì và quyết tâm mới thực sự là sức mạnh toàn năng.

Mọi thứ đều thay đổi trong vũ trụ này. Chúng ta không thể làm gì được. Thể chế thay đổi. Có khi ta thức dậy vào buổi sáng đã thấy một tổng thống mới hoặc một vị vua mới, hoặc một cuộc cách mạng ở đâu đó. Mọi thứ đều ở trạng thái thay đổi.

Trước sự sa sút nghiêm trọng, ta dễ muốn bỏ cuộc và ngã lòng, nhưng hãy luôn ghi nhớ truyền thuyết xa xưa về vua Solomon.

Cảm thấy buồn chán, nhà vua sai các quan cận thần tìm chiếc nhẫn mà ngài đã một lần nhìn thấy trong mơ.

“Khi ta cảm thấy hài lòng, ta e rằng cảm giác ấy không bền. Và khi khác, ta sợ nỗi buồn sẽ tiếp diễn mãi mãi. Hãy tìm cho ra chiếc nhẫn để làm ta bớt khổ ải”, ông ra lệnh.

Solomon phái đi tất cả các cận thần, và cuối cùng một vị đã gặp một ông lão thợ kim hoàn đang khắc lên một chiếc nhẫn vàng dòng chữ “Mọi chuyện đều sẽ qua đi”. Khi cầm chiếc nhẫn và đọc được dòng chữ, nỗi buồn của nhà vua chợt biến thành niềm vui và niềm vui thành nỗi buồn, và cả hai cùng nhường bước cho cảm giác thanh thản.

Vâng, vấn đề hiện thời của bạn sẽ qua đi. Bạn không thể thất vọng mãi. Và có cách để ta xoay chuyển thái độ đối với những sự thay đổi không ngừng này. Không phải những gì xảy ra, mà chính suy nghĩ của ta về những gì xảy ra mới ảnh hưởng.

Không thể nào mọi nỗ lực đều thành công. Xen với niềm vui của sự thành công là nỗi cay đắng của thất bại. Nếu biết đối phó một cách tích cực với thất bại, chúng ta thường có thể biến thất bại thành thành công.

Thời điểm tệ hại nhất trong sự nghiệp của Lee Iacocca là khi ông bị sa thải khỏi công ty Ford Motor. Câu chuyện ông biến thất bại của mình thành sự thành công sau đó ở cương vị CEO cho Chrysler giờ đây đã nổi tiếng. Trong cuốn tự truyện, ông đã kể rằng ngay khi nhận công việc mới, ông đã phải đối mặt với một thất bại thậm chí nặng nề hơn. Chrysler đang trên bờ vực phá sản. Một người kém cỏi hơn có lẽ đã bỏ việc ngay lúc đó, chứ đừng nói chuyển bại thành thắng.

Iacocca đã quyết không để hiểm họa này khuất phục mình. Ông huy động mọi nguồn lực bên trong. Ông đã từng nếm mùi thất bại và lần này sẽ không nhượng bộ với nó. Ông đã biến sức mạnh của mình thành khả năng thích ứng, cải cách, tư duy sáng tạo và sự kiên định để đương đầu với cuộc khủng hoảng này và đánh bại nó.

Thái độ là yếu tố phi vật chất mà từ đó mang lại cho ta năng lực, sự thư thái và thịnh vượng. Đó là cách ta định hướng cuộc sống của mình, và thái độ của chúng ta có thể làm thay đổi mọi thứ. Thái độ của bạn là gì? Dĩ nhiên, thái độ mới này chính là những suy nghĩ tự chủ, vốn có thể mang lại những trải

nghiệm và kết quả tốt đẹp và lý thú. Khi thay đổi ý nghĩ, ta thay đổi cơ thể, vì cơ thể là một cái bóng của tâm trí. Cơ thể của ta là sự kết tinh của tâm trí. Nó được thị hiện theo niềm tin của chính ta.

Chính suy nghĩ tiêu cực đã khiến nhiều người không thể hồi phục sau biến cố. Họ không cởi mở tiềm thức để có thể thích nghi và thay đổi những gì cần thiết.

Tư duy tự chủ cho phép ta vượt qua trạng thái tiêu cực này. Ta có thể nếu nghĩ rằng mình có thể. Ta có bên trong bản thân hạt giống của khả năng hồi phục và có thể gieo trồng hạt giống ấy thông qua Sức mạnh Siêu nhiên luôn trợ giúp ta. Hầu như mọi người đều biết việc cưỡng lại một ý nghĩ hoặc cảm xúc mang tính áp chế và tiêu cực là vô vọng ra sao; nhưng bạn có thể làm được. Khi suy nghĩ tiêu cực xảy đến − sợ hãi, oán giận, cáo buộc, căm ghét hoặc bất cứ cảm xúc gì – hãy xử trí ngay lập tức. Hãy vô hiệu hóa nó. Đừng để nó lớn mạnh, thách thức quyền tự chủ của ta, đánh bại ta, khiến ta phiền muộn và thất bại. Bởi vì nếu sự bất mãn lớn dần trong tâm trí, nó sẽ bắt đầu chế ngự ta; rồi nó sẽ nhuộm nỗi sợ hãi lên mọi thứ trong đời ta. Nó sẽ nhuộm lấy tất cả những gì ta làm, nói, và nghĩ, và chưa hết, nó sẽ ngăn cản ta vận dụng tính sáng tạo để đổi mới và thích ứng với hoàn cảnh mới.

Người ta kể rằng Thomas Edison đã thất bại 1.000 lần trước khi thành công trong việc phát minh ra bóng đèn tim đốt, nhưng ông không bao giờ để những suy nghĩ tiêu cực cản trở mình tiếp tục thích ứng và hiệu chỉnh công việc. Như đã nói ở trên, Lee Iacocca đã vận dụng khả năng thích ứng và sáng tạo của mình để thuyết phục Quốc hội cấp ngân quỹ cứu Chrysler khỏi phá sản.

Mở rộng nguồn lực bên trong ta

Những con người sống hết mình không bao giờ ngừng phát triển. Họ luôn luôn tiến bước bởi vì mục tiêu của họ luôn luôn lùi xa khi họ trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn và giàu năng lực hơn. Họ chỉ nghỉ chân ở các trạm dọc đường để trút bỏ một vài thứ không còn cần đến, những trở ngại ngăn cản họ, để sau đó họ tiếp tục cuộc hành trình. Đây là cách sống trên đường đời.

Nếu bạn muốn nắm bắt nguồn lực tiềm ẩn của mình, khơi dậy sự trưởng thành và sức mạnh của bản thân, bạn phải liên tục hoàn thiện chính mình; bồi đắp trí tuệ bằng sự quan sát cặn kẽ và nhạy bén hơn, bằng cách không ngừng hoàn thiện kiến thức, mở rộng tầm nhìn về tinh thần và tâm linh, xa rời bản ngã và mở rộng phạm vi phụng sự cũng như đóng góp. Hãy thôi e sợ sự thay đổi. Hãy tự tin mình có thể đối phó với những thách thức bằng những ý tưởng mới mẻ và giàu trí tưởng tượng.

Angela Ahrendts, CEO của Burberry, cho rằng thành công của mình là do biết quan sát và bắt chước những người đứng đầu trong ngành. Bà cho biết đã học được kỹ năng định lượng từ Linda Wachner, người đứng đầu hãng thời trang khổng lồ Warnaco, và kỹ năng sáng tạo từ một nhà lãnh đạo thời trang khác, Donna Karan. Linda là chuyên gia về số liệu, và Donna đã dạy bà rất nhiều về thiết kế.

Thuở mới vào nghề, bà đã rời công ty của Donna Karan để tham gia mở 50 cửa hàng Bendel trên toàn nước Mỹ. Nhưng sau 18 tháng, ban giám đốc hủy bỏ dự án, mà Ahrendts mô tả như “đòn giáng nặng nề nhất trong sự nghiệp

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 1 (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)