Chương mườiBỏ thói quen xấu

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 1 (Trang 103 - 113)

Với bất kể thói xấu gì mà ta đã tiêm nhiễm hoặc nhược điểm gì mà ta muốn khắc phục, ta đều sẽ tìm thấy phương cách bên trong chính mình. Cho dù đó là một thói quen tệ hại hay một hành vi nhỏ nhặt và ngớ ngẩn khiến cho ta gặp bất tiện, ta đều có thể dẹp bỏ; ta có thể biến nhược điểm thành ưu điểm; ta có thể chinh phục tất cả những kẻ thù ngăn trở thành công và hạnh phúc bằng cách vận dụng sự trợ giúp từ sức mạnh thiêng liêng và siêu phàm tiềm ẩn bên trong bản thể.

C

húng ta là những sinh vật sống theo thói quen. Ta có xu hướng làm một số

việc theo một cách nhất định nào đó mỗi khi gặp lại những việc đó. “Thói quen” có thể được định nghĩa là một “cơn nghiện” “cái nếp”, “cái thói” hoặc “bản tính”. Một số thói quen hoặc nghi thức rất hữu ích vì tạo nên truyền thống hoặc tập quán, giúp ta có một chuẩn mực về trật tự, hiệu quả và ý nghĩa trong cuộc sống. Nhưng than ôi, một số thói quen có thể xiềng ta vào những phản ứng thân tâm cứng nhắc và ức chế thái độ cởi mở, khiến ta khó thay đổi. Thói quen là cách sống tuân theo khuôn mẫu bởi ta đã quen với sự tuân thủ như vậy. Một số thói quen thì tốt; một số khác thì xấu. Những thói quen rèn luyện được trong công việc thường giúp ta vượt lên trên tầm mức chung để đạt hiệu quả vượt bậc. Trong chương này, ta sẽ xem thói quen hình thành ra sao và làm thế nào có thể khắc phục những thói quen xấu, thay chúng bằng những thói quen tốt, và nói chung tạo dựng tác phong hành vi để đi đến thành công.

Luyện thói quen tốt

Tính cách vượt trội, sáng tạo và tích cực có được là do bản thân ai đó không ngừng lặp lại những hành vi tích cực và suy nghĩ sáng tạo, cho đến khi các tiến trình não ấy trở thành nếp. Ta có thể hình thành một tính cách mạnh mẽ hoặc mềm yếu tùy theo thói quen suy nghĩ của ta. Nếu giữ một thái độ tự tin, tự khẳng định và cương quyết, ta sẽ trở nên mạnh mẽ và sáng tạo; nếu nuôi dưỡng những ý tưởng ngờ vực, do dự, bất định, thiếu tin tưởng, khiêm nhường, tự khép mình và tự hạ giá, ta sẽ trở nên tiêu cực và bất lực. Tất cả

chỉ là vấn đề ta ấn định thói quen suy nghĩ cho não của mình theo hướng nào. Ta nghe rất nhiều về việc vận may và hoàn cảnh mang lại cho ta sự thành công hoặc xui rủi trong sự nghiệp. Chắc chắn, những yếu tố đó có thể đóng góp một phần, nhưng thường thì chính những thói quen mà ta huân tập sẽ xác định hướng đi của ta. Ta không việc gì phải chọn hướng đi sai. Ta chỉ cần làm theo khuynh hướng, niềm đam mê, thị hiếu, quán tính trong tâm trí của chính mình, và thói quen sẽ làm phần còn lại. Thói quen không bao giờ nghỉ, dù ta thức hay ngủ; nó không ngừng quấn những vòng dây vô hình quanh ý nghĩ của ta, tính cách của ta. Dù ta sướng hay khổ, thói quen sẽ dần dần chiếm lĩnh ta. Những gì ta tự nguyện làm hôm nay sẽ trở nên dễ dàng hơn vào ngày mai, và càng dễ dàng hơn nữa vào ngày kia.

Cách tốt nhất để rèn những thói quen tốt là thay vì cố gắng nhổ tận gốc một phẩm chất thiếu sót hoặc khiếm khuyết, hãy trau dồi phẩm chất ngược lại. Hãy kiên trì theo cách này, phẩm chất kia sẽ dần dần chết đi. Hãy loại trừ yếu tố tiêu cực bằng cách bồi đắp yếu tố tích cực.

Thái độ hướng thượng chính là liều thuốc giải độc tốt nhất để khắc phục những khuynh hướng kém cỏi mà ta muốn loại trừ. Khi thói quen khát vọng, hướng thượng và hướng đến những gì cao đẹp hơn đã hình thành, những phẩm chất và thói quen không mong muốn sẽ phai mờ dần; chúng sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng.

Bỏ thói quen xấu

Bỏ một thói quen lâu ngày không phải dễ. Nhưng tính khả thi của nó − ở mọi lứa tuổi − đã được chứng minh bởi hàng ngàn người từng khắc phục được những thói quen đã từng suýt phá tan sự nghiệp của họ và thậm chí có thể làm tan nát cuộc đời họ.

Vấn đề đối với hầu hết những ai đang cố gắng thoát khỏi thói quen xấu hoặc tạo lập thói quen tốt là họ không nhận ra sức mạnh tiềm ẩn của chính mình và không quyết tâm vận dụng bản thể cao đẹp và mạnh mẽ của họ. Họ đã không thử phát huy sức mạnh của tiềm thức, đòn bẩy vĩ đại mà Tạo hóa đã ban cho chúng ta để ta có thể để nâng mình lên tầm mức thánh thiện. Nghị lực của họ yếu ớt, nhạt nhẽo. Họ không quy tụ đúng mức sinh lực và nhuệ khí vào trong bản thân.

Một cách đặc sắc để giết chết thói quen xấu là cắt đứt nguồn thực phẩm nuôi dưỡng nó. Chớ nhẹ tay với một thói quen xấu, hoặc chớ cố gắng khắc phục nó từng chút một. Hãy tấn công nó một cách mạnh mẽ và tự tin. Hãy làm theo phương pháp của Giáo sư William James để giải thoát bản thân khỏi quyền lực của thói quen cũ và hình thành thói quen mới.

Ông nói, “Chúng ta phải lôi mình ra khỏi những thói quen cũ một cách càng mạnh mẽ và càng kiên quyết càng tốt. Ta phải vận dụng mọi tình huống khả dĩ để củng cố động lực. Ta phải kiên trì đặt mình vào những vị thế khích lệ bản thân đi theo hướng mới. Ta phải đặt ra những giao ước không tương thích với cái cũ. Ta phải đề ra quyết tâm với mọi phương tiện hỗ trợ có được”.

Cách duy nhất để từ bỏ là từ bỏ và cương quyết xác định rằng ta không vướng bận gì với những gì đã làm tổn hại ta. Nếu ta nghiêm túc với chính mình và đoạn tuyệt bằng cách rút ván sau khi qua cầu, chính sự quyết liệt này sẽ mang lại cho ta những nguồn lực hùng mạnh còn tiềm ẩn mà sự tồn tại của nó có khi ta không hề biết đến. Nhưng chỉ cần ta còn chừa lại một con đường để quay lại và nghĩ rằng thói quen cũ có thể cám dỗ quá mạnh mẽ, ta sẽ

nương theo một chút và làm thui chột cơ hội làm chủ tình hình của chính mình.

Đây không phải là việc dễ làm khi nhiều “thói xấu” đã ăn sâu vào cách ta xử trí vấn đề. Ta thường vận dụng các kỹ thuật một cách thành công đến mức cho rằng chúng sẽ luôn hiệu quả. Chúng trở nên “thói quen” để làm việc. Nhưng hoàn cảnh thay đổi và những gì đã từng hiệu quả trong quá khứ không còn hiệu quả như cũ. Nhiều người ngoan cố giữ thói quen của họ. “Nó sẽ hiệu quả vì nó đã từng luôn luôn hiệu quả”. Những người khôn ngoan nhận thức và chấp nhận rằng cách làm theo thói quen thường không phải là cách tốt nhất để xử trí vấn đề. Họ thoát khỏi những thói quen cũ và tìm hướng mới. Khi một giáo sư lâu năm trong ngành quản trị kinh doanh được một chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc mời thiết lập và điều hành một chương trình đào tạo cho các chuyên viên quản lý cửa hàng, ông đã đưa vào chương trình tập huấn các kỹ thuật tương tự mà ông đã áp dụng thành công tại trường đại học. Chẳng mấy chốc ông nhận ra rằng mình đã không thuyết phục được các học viên.

Sau vài phiên huấn luyện, vị giáo sư và giám đốc đào tạo của công ty đã thảo luận về tình hình trì trệ của khóa học. Vị giám đốc đào tạo cho biết, “Những người này đều năng động và rất dễ chán các bài giảng”.

Vị giáo sư đáp, “Nhưng giảng bài là cách dạy của tôi. Đó là cách duy nhất để truyền đạt tất cả tư liệu mà họ cần nắm trong khoảng thời gian đã ấn định. Cách này luôn hiệu quả. Rồi họ sẽ quen”.

Vị giám đốc đào tạo không đồng ý. “Ông phải lôi cuốn họ tham gia nhiều hơn trong quá trình đào tạo. Cách dạy ở trường đại học sẽ không hiệu quả ở đây”.

Vị giáo sư suy nghĩ rất lung về điều này. Ông đã từng đề ra phương pháp giảng dạy mà ông xem là thú vị, đôi khi thậm chí hào hứng, và thường xuyên được khen ngợi. Thay đổi phong cách chẳng khác nào phá vỡ một thói quen mà ông cảm thấy rất dễ chịu. Ông quyết tâm thử một cách tiếp cận mới. Ông sẽ không níu kéo, dù biết rằng sẽ rất khó để từ bỏ cách dạy theo lối giảng bài, và chuyển sang hướng làm cho học viên tham gia nhiều hơn.

Chủ đề của phiên đào tạo tiếp theo là quá trình tuyển dụng. Thay vì thuyết giảng những gì đã soạn, ông khởi đầu bằng cách hỏi những người quản lý cửa hàng các vấn đề họ gặp phải trong việc thu hút và lựa chọn nhân viên mới. Lần lượt các học viên nói về phương pháp của họ, thành công và thất bại của họ, và các mối quan tâm của họ trong lĩnh vực này. Vị giáo sư bị thôi thúc đi theo quán tính thuyết giảng họ về học thuật, nhưng ông nhớ rằng mình đã quyết tâm lôi cuốn học viên cùng tham gia. Lần lượt từng người quản lý kể kinh nghiệm của mình, cũng đồng thời giúp các nhà quản lý khác bằng cách chia sẻ thành công và cảnh báo về những vấn đề nảy sinh. Vị giáo sư bổ sung các câu chuyện của họ bằng nhận xét ngắn gọn và đúc kết. Đến cuối buổi đào tạo, phần lớn những gì ông định giảng đã được đề cập trong phần thảo luận và lớp học trở nên hào hứng, mọi người mong chờ buổi học sau.

Vị giáo sư đã kể với giám đốc đào tạo rằng đó chính là điều khó khăn nhất ông từng làm – kiềm chế không áp đặt cho lớp học những ý tưởng riêng của mình, nhưng vì ông đã làm được điều đó, cả ông và các học viên đều có được một phiên đào tạo thành công và bổ ích.

Một trong những thói quen xấu phổ biến nhất xảy ra trong môi trường làm việc chính là nếp trì hoãn.

“Ngày mai, ngày mai, chớ không phải hôm nay”, tất cả những người lười biếng đều nói thế.

Không nhất thiết phải lười biếng mới trì hoãn. Hầu hết mọi người đều trì hoãn. Chúng ta có xu hướng trì hoãn đến phút cuối những gì ta không muốn làm hoặc e sợ phải làm. Có nhiều lý do để ta trì hoãn. Ta có thể không thích những gì phải làm, ta có thể thích làm một việc khác − nhưng thường ta trì hoãn vì ta sợ mình sẽ thất bại.

Ở khắp mọi nơi, ta đều thấy những người giàu năng lực bị buộc phải làm công việc tầm thường vì nỗi sợ đè nén và làm nhụt chí họ. Ở đâu cũng có những người giỏi giang mà nỗ lực bị vô hiệu hóa và tài năng bị hủy hoại bởi sự lớn mạnh của con quái vật này, mà có lúc nó khiến ngay cả những người quyết đoán nhất cũng trở nên do dự, những người tài ba nhất cũng trở nên nhút nhát và kém cỏi.

Không có khoảnh khắc nào như hiện tại. Không có khoảnh khắc nào cả, không có động lực và động năng nào ngoài thời khắc hiện tại. Năng lượng bị lãng phí để trì hoãn nhiệm vụ ngày hôm nay sang ngày mai thường cũng đủ để làm công việc ấy. Ngoài ra cũng sẽ gian nan và khó chịu hơn biết dường nào khi thực hiện những việc đã bị trì hoãn. Công việc mà lẽ ra có thể được thực hiện đúng lúc một cách hứng thú và đầy nhiệt tình sẽ trở nên nhàm chán sau khi đã bị trì hoãn suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Sự nhanh nhẹn khiến cho công việc trở nên không còn gian nan. Trì hoãn thường có nghĩa là bỏ bê, và việc sắp làm sẽ trở thành việc dang dở. Làm một việc cũng giống như gieo một hạt giống; nếu không được thực hiện đúng lúc, nó sẽ mãi trái mùa. Mùa hè vĩnh cửu cũng không đủ dài để chờ đến khi sự trì trệ đơm hoa kết trái.

Những người luôn hành động kịp thời, ngay cả khi họ đôi lúc phạm sai lầm, cũng vẫn sẽ thành công trong khi những người trì hoãn sẽ thất bại, cho dù phán đoán tốt hơn.

• Trì hoãn không chỉ là không đáp ứng được thời hạn – mà còn là không khởi sự được. Cho nên hãy động thủ! Hãy nhớ câu ngạn ngữ của Ben Franklin: “Đừng trì hoãn đến ngày mai những gì có thể làm hôm nay”.

• Hãy gác sang một bên nỗi sợ làm điều mới mẻ và khác biệt. Hãy lao vào vấn đề và hành động.

• Khi đối mặt với một dự án phức tạp, chớ để nó áp đảo bạn. Hãy chia nó thành từng phần có thể kiểm soát được. Hãy thiết lập lịch trình cho mỗi phần. • Hãy làm những điều ta sợ nhất hoặc không thích nhất khi đang tươi tỉnh nhất và tràn đầy năng lượng nhất.

• Thiết lập những mốc tạm về thời hạn. Không dễ để tự khích động mình bắt tay vào một dự án sẽ còn rất lâu mới đạt được kết quả trong tương lai. Bằng cách lập ra những thời hạn hoàn thành tạm thời cho từng giai đoạn của dự án, bạn sẽ có được cảm giác mãn nguyện khi nhìn thấy dự án tiến triển.

• Hãy khởi đầu một cách tùy nghi. Nếu bạn không biết làm sao để khởi sự một dự án khó khăn thì thay vì cứ đắn đo, hãy cứ giả định và bắt tay vào việc. Bản thân công việc sẽ kích thích não bộ của bạn. Nếu công việc không ổn thỏa, bạn có thể khởi sự lại. Nắm vai trò chủ động vẫn tốt hơn cứ bị khựng lại trước ngưỡng cửa khởi sự dự án.

• Khi làm việc với một dự án đặc biệt và nằm ngoài công việc thường xuyên bạn đang làm, bản thân dễ bị cám dỗ trì hoãn “cho đến khi tôi có thời gian rảnh”. Hãy dành một khoảng thời gian đặc biệt mỗi ngày để thực hiện nó. • Hãy tự thưởng cho mình khi hoàn thành được một nhiệm vụ kịp thời hạn mà trước đây bạn thường trì hoãn.

Thừa nhận nhược điểm của bản thân

Nếu bạn bị một số thói quen xấu cản trở, khiến bạn không thành công trong công việc, hãy mạnh mẽ củng cố tinh thần để chiến thắng nó bằng cách liên tục nhủ thầm:

lực; tôi không suy nghĩ sáng suốt, tôi không thể làm chủ tâm trí của mình tốt như khi tôi không bị cản trở bởi nhược điểm này.

Tôi xem thường những thói quen cản trở tôi và thường khiến cho tôi thất bại. Tôi biết rằng, trừ phi tôi thay đổi thói quen này, nó sẽ trói buộc tôi gắt gao hơn và làm cho tôi sút giảm rất nhiều cơ hội bứt phá.”

Chỉ cần nói chuyện với chính mình theo cách này mỗi khi ở một mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những lời ám thị này khiến cho thói quen trở nên suy yếu nhanh chóng ra sao. Trong một thời gian ngắn, những cuộc độc thoại sẽ củng cố tinh thần quyết tâm của bạn đến mức bạn có thể hoàn toàn loại trừ nhược điểm của mình.

Wally L. là một trong những vị sếp muốn kiểm soát được toàn bộ nhân viên của mình. Anh giám sát mười hai kỹ thuật viên. Và mặc dù họ thạo việc, Wally kiểm tra đi, kiểm tra lại công việc sau khi − và cả trong khi – họ thực hiện. Do tỉ lệ nghỉ việc trong bộ phận của anh cao hơn các phòng ban khác, sếp của anh đã phải gọi anh đến để bàn về việc này.

“Wally, các cuộc phỏng vấn trước khi nhân viên nghỉ việc cho thấy những ai rời khỏi chỗ của anh đều phàn nàn như nhau. Họ bực bội về việc anh giám sát chi li công việc của họ. Anh tuyển được người giỏi. Hãy để họ làm việc của

Một phần của tài liệu Ebook Khai thác sức mạnh tiềm thức: Phần 1 (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)