6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Về cơ cấu lao động
Để thấy rõ chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Ninh Bình, luận văn sẽ xem xét và phân tích cơ cấu lao động theo các góc độ: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của người lao động; Cơ cấu lao động theo độ tuổi; Cơ cấu lao động theo giới tính; Tình trạng sức khỏe của người lao động; Kết quả thực hiện công việc.
48
2.2.2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của người lao động
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ của VTNB 2018-2020
Năm 2018 2019 2020
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thạc sỹ 11 6% 11 5% 14 7% Đại học 74 43% 89 42% 90 42% Cao Đẳng 13 8% 37 18% 44 21% Trung cấp 37 22% 45 21% 32 15% Sơ cấp 36 21% 28 13% 32 15% Tổng cộng 171 210 212
(Nguồn: phòng Nhân sự tổng hợp VNPT Ninh Bình)
Qua bảng ta thấy rằng không chỉ tăng về mặt số lượng mà chất lượng nguồn nhân lực của công ty cũng tăng cao. Trình độ học vấn có sự tăng cao đáng kể, cụ thể: - Đối với trình độ sơ cấp, trung cấp: Tỷ lệ này giảm rõ rệt trong các năm khảo sát. Các nhân sự ở trình độ này làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ cơ bản như kỹ thuật địa bàn, lái xe, nhân viên văn phòng, thủ quỹ, vệ sinh tạp vụ, bảo vệ…, sự thay đổi này đến từ chiến lược đào tạo và tuyển dụng của Viễn thông Ninh Bình để phù hợp với chức năng công việc phục vụ cho chiến lược phát triển và kinh doanh của công ty.
- Đối với trình độ cao đẳng, đại học: Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học tương đối cao, tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của Viễn thông Ninh Bình. Hàng năm, các cán bộ làm công việc trực tiếp liên quan đến chuyên môn kỹ thuật đều được đơn vị cử đi tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ và các khóa đào tạo chuyên gia tư vấn, đánh giá trong những lĩnh vực mà đơn vị được chỉ định thực hiện... Để đạt được điều này, Viễn thông Ninh Bình đã phải đầu tư rất lớn về thời gian, kinh phí… cho cán bộ học tập, nghiên cứu và tham gia thi. Tuy nhiên, đối với công tác nhân sự luôn luôn cần phải có kế hoạch đào tạo một cách bài bản, quy hoạch cán bộ, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo một cách khoa học
49
phù hợp với yêu cầu công việc trong mỗi giai đoạn phát triển. Đồng thời phải tiến hành xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các đối tượng này tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn của bản thân. Đây cũng là một điểm lớn mà VTNB đang chú trọng.
- Đối với trình độ sau đại học: Số lượng tăng lên chưa cao và tập trung chủ yếu ở cấp quản lý. Một trong những lý do chính là: cơ chế lương, thưởng và chính sách ưu đãi hiện tại không phụ thuộc vào bằng cấp của người lao động mà phụ thuộc vào năng suất lao động và vai trò phân giao công việc của mỗi cá nhân nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch chung của đơn vị được phân giao hằng năm. Chính vì lẽ đó, cần có sự thay đổi để người lao động trong Viễn thông Ninh Bình phấn đấu học tập thêm để lấy các bằng cấp cao.
2.2.2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của VTNB từ 2018-2020
Đơn vị: Người
Năm 2018 2019 2020
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Dưới 30 25 15% 30 14% 35 17%
Từ 30 đến 40 53 30% 70 33% 72 34%
Từ 40 đến 50 75 44% 94 45% 90 42%
Từ 50 trở lên 18 11% 16 8% 15 7%
Tổng cộng 171 100% 210 100% 212 100%
(Nguồn: phòng Nhân sự tổng hợp VNPT Ninh Bình)
Bên cạnh các tiêu chí trên nguồn nhân lực của công ty còn được chia theo từng nhóm tuổi. Do lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là cung cấp các dịch vụ viễn thông và Công nghệ thông tin nên đội ngũ nhân lực của công ty tương đối trẻ chủ yếu tập trung ở độ tuổi dưới 30 và có xu hướng tăng nhanh.
Năm 2020 độ tuổi dưới 30 tuổi là 35 người chiếm tỷ lệ 17%. Lực lượng lao động trẻ năng động nhiệt tình và có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tốt khoa học công nghệ mới đó là điều kiện thuận lợi để làm việc theo ca và nghiên cứu phát triển
50
sản phẩm và rất phù hợp với công việc của đơn vị, tuy nhiên công nhân viên thuộc độ tuổi này thường yếu về mặt kinh nghiệm, đôi khi nôn nóng, VTNB cần có kế hoạch đào tạo họ để sử dụng có hiệu quả cao nhất. Số lao động ở độ tuổi trên 40, chủ yếu là các cán bộ quản lý đây là đội ngũ giàu kinh nghiệm quản lý và sản xuất, mà những kinh nghiệm đó là rất cần thiết cho sự phát triển của đơn vị.
2.2.2.3 Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo giới tính VTNB 2018-2020
STT Năm
2018 2019 2020
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Lao động Nam 161 94% 201 96% 206 97%
2 Lao động Nữ 10 6% 9 4% 6 3%
3 Tổng 171 210 212
(Nguồn: phòng Nhân sự tổng hợp VNPT Ninh Bình)
Qua bảng ta thấy qua các năm thì số lao động nam đều nhiều hơn lao động nữ và có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt, năm 2020 số lao động nam là 206 người chiếm 97% trong khi số lao động nữ chỉ là 06 người chiếm 3%. Điều này là hoàn toàn dễ giải thích vì đặc thù của ngành viễn thông là khá vất vả, như công nhân thường xuyên làm việc ngoài trời (thuộc loại lao động nặng nhọc độc hại), còn các kỹ sư phải nghiên cứu sản xuất phần mềm, lao động trí óc khá mệt mỏi là phù hợp hơn với nam giới. Còn nữ giới thì chủ yếu làm công việc nhẹ nhàng như nhân viên văn phòng hay lao công, tạp vụ.
2.2.2.4 Tình trạng sức khỏe của người lao động
Bảng 2.10: Tình trạng sức khỏe của người lao động VTNB 2018 - 2020
Loại sức khỏe
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SL (Người) Tỷ trọng (%) SL (Người) Tỷ trọng (%) SL (Người) Tỷ trọng (%) Sức khỏe loại A 10 5,85 10 4,76 12 5,66 Sức khỏe loại B1 134 78,36 177 84,28 181 85,38 Sức khỏe loại B2 25 14,62 20 9,52 19 8,96
51
Sức khỏe loại C 2 1,17 3 1,44 0 0
Sức khỏe loại D 0 0 0 0 0 0
Cộng 171 100% 210 100% 212 100%
(Nguồn phòng Nhân sự tổng hợp VNPT Ninh Bình) Qua dữ liệu tại bảng trên cho thấy rằng, hàng năm sức khỏe lao động trong công ty được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ lao động có sức khỏe loại A, B1 tăng, lao động có sức khỏe loại B2 và C có xu hướng giảm dần, lao động có sức khỏe loại D là không có.
Mặc dù, VTNB đã chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bằng các hình thức như khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức đi tham quan nghỉ mát, tổ chức cho lao động có sức khỏe loại C đi điều dưỡng, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo hộ an toàn lao động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên số lao động có sức khỏe loại B2 vẫn còn khá cao. VTNB cần quan tâm và có các biện pháp nâng cao sức khỏe hơn nữa, bằng cách quan tâm chế độ ăn, nghỉ, môi trường làm việc, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, điều dưỡng… nhằm nâng cao sức khỏe cho người lao động.
2.2.2.5 Kết quả thực hiện công việc
Kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua kết quả thực hiện công việc, người sử dụng lao động đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động của mình, sự phù hợp của lao động đó với công việc được giao.
Mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc cũng phản ánh phần nào thái độ, ý thức, trách nhiệm của người lao động khi làm việc. Hai tiêu chí này được thể hiện rõ trong kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Người lao động phải có ý thức, trách nhiệm với công việc thì mới hoàn thành tốt công việc được giao.
Tính tự giác, sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc, tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp là những yêu cầu cần có đối với người lao động. Người lao động không
52
tự giác, hời hợt khi làm việc thì chất lượng, hiệu quả công việc không cao kéo theo đó là sự lãng phí về thời gian lao động. Với đặc thù của ngành, nếu người lao động không nhanh nhạy, linh hoạt, thiếu sáng tạo trong công việc thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên VTNB trong giai đoạn 2018 – 2020 được phản ánh với các mức độ và số liệu ở bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ nhân viên VTNB giai đoạn 2016 -2018
STT Tiêu chí
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ 33 19,3 43 20,5 45 21,2
2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 79 46 99 47,2 101 47,6 3 Hoàn thành nhiệm vụ 57 33,5 66 31,4 65 30,7 4 Không hoàn thành nhiệm vụ 2 1,2 2 0,9 1 0,5
Tổng 171 100 210 100 212 100
((Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự, VNPT Ninh Bình)
Qua bảng số liệu cho thấy, nhân sự đã vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để hoàn thành công việc tương đối tốt, năng lực làm việc được nâng cao. Ý thức, trách nhiệm, tinh thần của mỗi nhân sự trong công việc được cải thiện. Kết quả đánh giá thực hiện công việc là căn cứ để VTNB thực hiện khen thưởng, kỉ luật, là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong ngân hàng (như: đề bạt, thăng tiến, đào tạo lại, cho thôi việc,…).