6. Kết cấu của luận văn
3.2.4 Đổi mới công tác quản lý, đánh giá, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
3.2.4.1 Vấn đề đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại VNPT Ninh Bình
Công tác quản lý nguồn nhân lực là công tác liên quan đến con người, vì con người là đối tượng của quản lý, mà trong quá khứ, hiện tại và tương lai con người luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát triển, con người có được kiến thức từ giáo dục, kinh nghiệm từ thực tiễn. Con người có văn hóa, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế đó không chịu đứng yên để nhìn điều kiện hoạt động, kết quả hoạt động của mình cứ lặp lại như cũ hoặc xấu đi, mà luôn luôn phấn đầu vươn lên những điều kiện tốt đẹp hơn.
80
Con người không ngừng sáng tạo cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đấu tranh cho những quan hệ tự do bình đẳng của con người để làm cho sản xuất ngày càng hiệu quả, đời sống ngày càng được nâng cao. Do vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tất yếu phải đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực và VTNB cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Người quản lý tại VTNB phải xác định những biến đổi về chất của đối tượng quản lý, đồng thời phải tính được những điều kiện khách quan bằng trí tưởng tượng sáng tạo, có những dự đoán chính xác đúc kết thành lý luận, kinh nghiệm để áp dụng những kiến thức đó. Việc đổi mới công tác quản lý nhân lực yêu cầu người quản lý phải có sự thay đổi trong tư duy, tìm những hình thức, phương pháp cơ chế quản lý mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản trị nhân lực. Tất cả điều đó không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật.
3.2.4.2 Vấn đề đổi mới công tác đánh giá nguồn nhân lực tại VNPT Ninh Bình
Đánh giá nguồn nhân lực tại VTNB cần phải khắc phục yếu tố tình cảm trong đánh giá. Đánh giá nguồn nhân lực là một hoạt động quản lý nguồn nhận lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào. Đánh giá nguồn nhân lực là một hoạt động thường xuyên và liên tục tại VTNB.
Đánh giá nguồn nhân lực giúp cho Ban lãnh đạo VTNB biết được khả năng hoàn thành công việc của các cá nhân người lao động từ đó có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật. Đánh giá nguồn nhân lực tại VTNB cần phải khắc phục yếu tố tình cảm trong đánh giá (vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giá) kể cả khi VTNB đã xây dựng và sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn khách quan của thực hiện công việc. Việc đánh giá khách quan, loại bỏ được yếu tố tình cảm, chủ quan trong đánh giá sẽ tạo động lực, công bằng, kích thích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
VTNB cần phải hoàn thiện hệ thống đánh giá nguồn nhân lực một cách toàn diện và đầy đủ: Hệ thống này phải đảm bảo gồm ba yếu tố cơ bản sau đây: Các tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong
81
tiêu chuẩn; xây dựng, thu thập thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.
VTNB cần tránh các lỗi mắc phải trong công tác đánh giá như: Lỗi thiên vị, lỗi xu hướng bình quân, lỗi thái cực, lỗi định kiến do tập quán văn hóa, lỗi thành kiến đối với người lao động, lỗ do ảnh hưởng của sự kiện gần nhất đối với hành vi mới xảy ra gần nhất của người lao động.