Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần gia tăng mức độ tin cậy về thông tin từ các số liệu kế toán và báo cáo tài chính, đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, sử dụng tối ưu nguồn lực, giảm bớt nguy cơ xảy ra rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ tài sản, hạn chế rủi ro trộm cắp, gian lận và tuân thủ chính sách, quy định của tổ chức. Để có thể xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, doanh nghiệp cần tiến hành những biện pháp sau:
- Bản thân những người quản lý doanh nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng của sự minh bạch thông tin và ý thức được đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá đúng vai trò, chức năng và quyền hạn của hệ thống kiểm soát nội bộ là kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp với tiêu chí ngăn ngừa là chính, chứ không phải tìm lỗi và quy trách nhiệm.
- Cơ cấu tổ chức cần được thiết kế hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, đảm bảo sự phân công công việc rõ ràng và xác định đúng trách nhiệm của từng đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 42
- Tuyển dụng lao động cần quy định tiêu chuẩn rõ ràng và đảm bảo nhất quán với tiêu chuẩn đã đặt ra, từ đó bố trí công việc thích hợp. Các doanh nghiệp nên có chính sách luân chuyển cán bộ khi cần thiết.
- Mỗi doanh nghiệp cần ban hành đầy đủ bằng văn bản và phổ biến rộng rãi những chính sách, chế độ cũng như quy trình thực hiện công việc cụ thể.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội theo định kỳ bằng để kịp thời chấn chỉnh những sai sót và động viên những nhân viên có sự tuân thủ tốt những chuẩn mực đề ra.