Quản lý công chức

Một phần của tài liệu kiến thức chung thi công chức hành chính 2012 (Trang 60 - 64)

II. CÔNG CHỨC 1 Khái niệm,

4. Quản lý công chức

Nội dung quản lý công chức bao gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức;

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức; - Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mơ tả, quy định vị trí việc làm

và cơ cấu cơng chức;

- Xác định số lượng và quả n lý biên chế công chức;

- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức;

- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức;

- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức; - Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức;

- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức; - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức;

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức; - Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơng chức. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơng chức. Bộ, cơ quan ngang

bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện

cơng chức theo phân cơng, phân cấp của Chính phủ. Uỷ ban

nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc

quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan

có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi

chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của

cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ 3 CHUYÊN ĐỀ 3

1. Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi

dưỡng quản lý hành chính nhà

nước (Chương trình chun viên) phần I, Nhà xuất

bản khoa học và kỹ thuật, 2010. 2. Luật Cán bộ, công chức 2008. 3. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là cơng chức. 4. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cô ng chức.

5. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

6. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

7. Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

8. Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số

24/2010/NĐ-CP.

CHUYÊN ĐỀ 4 ĐỀ 4 NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚ C VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Hành chính nhà nước trong hệ thống quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt được nhân dân trao cho Nhà

nước và Nhà nước sử dụng quyền lực đó để quản lý nhà nước nh ằm đạt được những

mục tiêu chung của Nhà nước. Quyền lực nhà nước là thể toàn vẹn. Tuy nhiên, để thực thi quyền lực nhà nước có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước thường được chia thành ba nhóm:

Thực thi quyền lập pháp; thực thi quyền hành pháp và thực thi quyền tư pháp. Theo

quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam:

- Quyền lập pháp chỉ giao cho Quốc hội và uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ

Quốc hội một số nội dung, khơng có cơ quan nào khác được thực thi quyền lập pháp .

- Quyền tư pháp là quyền tài phán bằng các hoạt động xét xử theo pháp luật tố

tụng của các toà án. Quyền tư pháp được giao cho hệ thống Toà án và Viện Kiểm sát

thực hiện

- Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật và tổ chức đời sống xã hội theo

khuôn khổ pháp luật đã quy định. Quyền hành pháp được thực thi thông qua bộ máy

hành pháp (hay hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước).

Một phần của tài liệu kiến thức chung thi công chức hành chính 2012 (Trang 60 - 64)