Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng

Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng không thể tách rời với cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, chặt chẽ và xử lý kịp thời các vi phạm nhằm kiểm soát hoạt động xây dựng diễn ra theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, do lực lƣợng chức năng đƣợc giao quản lý trật tự xây dựng thực hiện.

Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Phát hiện và xử lý các trƣờng hợp cấp giấy phép xây dựng sai hoặc không đúng thẩm quyền; phát hiện các hành vi xây dựng trái phép, sai phép; phá dỡ các công trình không có giấy phép hoặc sai với giấy phép, không theo đúng các quy định về trật tự xây dựng.

Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về trật tự xây dựng. Khi có khiếu nại, tố cáo, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về trật tự xây dựng (cơ quan cấp phép xây dựng và các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm) phải cử cán bộ có đủ khả năng và thẩm quyền nhận đơn và xử lý đơn theo thẩm quyền quy định.

1.2.5.Tổng kết đánh giá về trật tự xây dựng

Nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện theo định kỳ, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung chƣa phù hợp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

1.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng dựng

Đây là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nƣớc, gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng. Phần lớn những quy định này đƣợc thể hiện trong các Bộ luật, Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tƣ,… quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã,... và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc.

Đồng thời, hệ thống văn bản do các cơ quan ban hành theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc với ngƣời dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Do vậy, số lƣợng các văn bản này thƣờng rất nhiều và thƣờng xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp tình hình thực tiễn. Môi trƣờng cơ chế là điều kiện tiên quyết để duy trì và bảo đảm sự vận hành của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc. Các quy định này thể hiện trong bốn loại quan hệ: giữa cơ quan hành chính với cơ quan nhà nƣớc nói chung (các cơ quan trong hệ thống lập pháp và tƣ pháp); giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với nhau; giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với ngƣời dân và doanh nghiệp; giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trƣờng thể chế thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định đƣợc ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội và bảo đảm sự bao quát toàn bộ các

ngành llĩnh vực, quá trình quản lý (nhƣ quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm...) từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

1.3.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch

Đây là nội dung quan trọng, tác động rất lớn trong quá trình quản lý trật tự xây dựng. Việc triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch; công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định; định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị,…đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, kịp thời, đúng định hƣớng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý trật tự xây dựng, nhất là công tác cấp phép xây dựng.

1.3.3. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và tài chính

Công tác tổ chức bộ máy, chất lƣợng nguồn nhân lực và tài chính luôn là yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng.

Bộ máy phải đƣợc tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân định rõ ràng, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý trật tự xây dựng và ngƣợc lại.

Đội ngũ cán bộ, công chức cần nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ đƣợc cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải đƣợc thực hiện một cách thống nhất. Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kể cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (nhƣ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin...) cũngnhƣ

khả năng giao tiếp, làm việc nhóm,...Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng và văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng, việc gƣơng mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ yêu cầu của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thƣớc đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.

Tài chính và cơ sở vật chất: Nguồn lực về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhƣng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tƣ về tài chính, trang bị cơ sở vật chất bảo đảm cho sự hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ.

1.3.4. Quan hệ hợp tác giữa các ngành liên quan

Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là một lĩnh vực tƣơng đối rộng, mặc dù theo quy định của pháp luật nhiệm vụ này đã đƣợc giao cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn thực hiện công tác quản lý theo đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất thì cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, cần có sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy đảng, công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội; sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt của UBND các cấp; công tác thực thi nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là các ngành: Tài nguyên – môi trƣờng, nội vụ, tƣ pháp, văn hóa – thông tin,…

Sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng đối với quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nƣớc ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, khẳng định bản chất của Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ của ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nƣớc càng dễ dàng đạt đƣợc mục tiêu và chỉ khi nào ngƣời dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nƣớc thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công. Nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc là nguyên tắc hiến định đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng, giúp Nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lýcũng nhƣ thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 42)