Bảo vệ thiếu điện áp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY BẰNG RƠLE (Trang 28 - 29)

- Dùng phương pháp biến đổi Fourier một chu kỳ.

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ ĐƯỜNGDÂY

2.2.3 Bảo vệ thiếu điện áp

Trong chế độ làm việc bình thường, điện áp có thể dao động trong một giới hạn cho phép:

U = Udd ± ΔUcp Với U: Điện áp làm việc (V)

Udd: Điện áp danh định (V)

ΔUcp: Mức dao động điện áp cho phép

Mức dao động của điện áp ± ΔUcp phụ thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện vận hành cu thể của từng máy biến áp. Nếu điện áp vượt quá giới hạn cho phép (cao hơn hoặc thấp hơn) chứng tỏ chế độ làm việc không bình thường hoặc có sự cố trong hệ thống.

Thiếu điện áp thường do ngắn mạch trong hệ thống điện gây nên:

• Ngắn mạch: là một loại sự cố xảy ra trong hệ thống điện do hiện tượng chạm chập giữa các pha không thuộc chế độ làm việc bình thường.

• Ngắn mạch gián tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian, gồm điện trở do hồ quang điện và điện trở của các phần tử khác trên đường đi của dòng điện từ pha này đến pha khác hoặc từ pha đến đất.

• Ngắn mạch trực tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian rất bé, có thể bỏ qua (còn được gọi là ngắn mạch kim loại).

• Ngắn mạch đối xứng: là dạng ngắn mạch vẫn duy trìđược hệ thống dòng, áp 3 pha ở tình trạng đối xứng.

• Ngắn mạch không đối xứng: là dạng ngắn mạch làm cho hệ thống dòng, áp ba pha mất đối xứng.

- Không đối xứng ngang: khi sự cố xảy ra tại một điểm, mà tổng trở các pha tại điểm đó như nhau.

- Không đối xứng dọc: khi sự cố xảy ra mà tổng trở các pha tại một điểm không như nhau.

• Sự cố phức tạp: là hiện tượng xuất hiện nhiều dạng ngắn mạch không đối xứng ngang, dọc trong hệ thống điện.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY BẰNG RƠLE (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w