Đoạn d: Là giá trị dòng điện khởi động ngưỡng cao của bảo vệ so lệch.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY BẰNG RƠLE (Trang 34 - 38)

Khi dòng điện so lệch vượt quá ngưỡng cao này bảo vệ sẽ có tác động không thời gian mà không quan tâm đến dòng điện hãm IH và các sóng hài dùng để hãm bảo vệ. Qua hình vẽ ta thấy đường đặc tính sự cố luôn nằm trong vùng tác động. Các dòng điện ISL được biểu hiện trên trục toạ độ theo hệ tương đối định mức. Nếu toạ độ điểm hoạt động (ISl, IH) xuất hiện gần đặc tính sự cố xẽ xảy ra tác động.

Vùng hãm bổ xung: đây là vùng hãm khi máy biến dòng xảy ra bão hoà.

Khi xảy ra ngắn mạch tại vùng bảo vệ, ở thời điểm ban đầu dòng ngắn mạch lớn làm cho máy biến dòng bão hoà mạnh. Bằng số thời gian của hệ thống dài, hiện tượng này không xuất hiện khi xảy ra sự cố trong vùng bảo vệ. Các giá trị đô được bị biến dạng được nhận ra trong cả thành phần so lệch cũng như thành phần hãm. Hiện tượng bão hoà máy biến dòng dẫn đến so lệch đạt giá trị khá lớn, đặc biệt khi mức bão hoà của máy biến dòng khác nhau. Trong thời gian đó nếu điểm hoạt động (ISl,IH) rơi vào vùng tác động thì bảo vệ sẽ tác động nhầm.

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY110KV BẰNG RƠLE SO LỆCH 110KV BẰNG RƠLE SO LỆCH

Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế quốc dân, điện năng là một phần thiết yếu trong sản xuất công nghiệp cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Để đảm bảo sản lượng và chất lượng điện năng cần thiết, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo an toàn cho thiết bị và sự làm việc ổn định trong toàn hệ thống cần phải sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả những phương tiện bảo vệ, thông tin, đo lường, điều khiển và điều chỉnh tự động trong hệ thống điện.

Trong các phương tiện đó, rơle và các thiết bị bảo vệ bằng rơle đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình vận hành hệ thống điện, không phải lúc nào hệ thống cũng hoạt động bình thường ổn định, thực tế chúng ta luôn gặp tình trạng làm việc không bình thường hoặc sự cố như ngắn mạch, quá tải,...mà nguyên nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan. Hệ thống rơle sẽ phát hiện và tự động bảo vệ các sự cố, tình trạng làm việc bất bình thường của hệ thống, để từ đó con người có biện pháp xử lý kịp thời.

Để kiểm chứng vai trò quan trọng của bảo vệ rơle cho trạm biến áp em đã xây dựng mô hình bảo vệ đường dây 110kv bằng rơle so lệch.

3.1 Giới thiệu mô hình

Mô hình được xây dựng trên bàn thí nghiệm tại phòng thí nghiệm “ Bảo vệ Rơle” của bộ môn Hệ Thống Điện khoa Cơ - Điện. Để bảo vệ cho đường dây ta đúng rơle so lệch XD1 - G

3.1.1. Các rơle trong bài thí nghiệm

3.1.1.1. Rơle so lệch (XD1 – G)

a) Ứng dụng và hình dạng bên ngoài của rơle XD1 - G

Hình 3.2: Mặt ngoài rơle XI1-I Hình dạng phía bề mặt ngoài của rơle XD1 – G.

• Báo hiệu đèn LED trên mặt rơle:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY BẰNG RƠLE (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w