Phạm vi sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) Phần 2 (Trang 66 - 70)

2. Cho bộ truyền đai kiểu bộ truyền hở với bánh đai dẫn có đường kính 150 mm, bánh đai bị dẫn có đường kính 367,5 mm, khoảng cách từ trục dẫn đến

6.1.2.3 Phạm vi sử dụng

Bộ truyền bánh răng được sử dụng nhiều nhất so với các bộ truyền cơ khí khác. Nó được sử dụng trong hầu hết các loại máỵ Truyền động bánh răng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí: từ đồng hồ, khí cụ đến các máy hạng nặng v.v...

Bộ truyền bánh răng có thể:

- Truyền công suất rấtnhỏ (0,1kW): dụng cụ đo

- Truyền công suất khá lớn (300 kW): các máy mỏ, máy xây dựng, máy làm đường

- Truyền công suất rất lớn (100.000 kW): bộ truyền dùng trong các nhà máy phát điện

Vận tốc đạt được 140 m/s hoặc có thể cao hơn.

Tỷ số truyền (của một cặp bánh răng) có thể từ 1 đến 10 hoặc có thể cao hơn.

6.1.3 Phân loại

Theo vị trí tương đối giữa các trục

- Truyền động bánh răng trụ, các trục song song với nhau; (hình 12.2) - Truyền động bánh răng côn, các trục cắt nhau; (hình 12.3)

- Truyền động bánh răng thẳng (bánh trụ răng thẳng và bánh côn răng thẳng); (hình 12.2; 12.3)

- Truyền động bánh răng nghiêng (bánh trụ răng nghiêng, bánh côn răng xoắn, răng cong). (hình 12.7)

- Truyền động bánh răng chữ V (hình 12.8)

Theo dạng ăn khớp

- Bộ truyền ăn khớp ngoài; (hình 12.2; 12.3; 12.4) - Bộ truyền ăn khớp trong. (hình 12.5)

Hình 12.3. Bánh răng côn

Hình 12.2. Bánh răng trụ

- Truyền động bánh răng thân khai;

- Truyền động bánh răng xyclôit: Biên dạng răng là đường cong xiclôit, sử dụng chủ yếu trong đồng hồ và dụng cụ đọ

- Truyền động bánh răng Nôvikôv: Biên dạng răng là cung tròn, Nôvikov tìm ra năm 1954 làm tăng khả năng tải của bộ truyền (hình 12.9 a,b)

Truyền động bánh răng thân khai được dùng rộng rãi hơn cả, do răng được chế tạo bằng dụng cụ có cạnh thẳng, đảm bảo độ chính xác cao và không bị ảnh hưởng của sai số khoảng cách trục do đó không làm thay đổi qui luật chuyển động và tỷ số truyền.

Theo dạng thay đổi chuyển động

- Truyền động bánh răng - bánh răng, biến chuyển động quay thành chuyển động quay;

- Truyền động bánh răng - thanh răng, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lạị (hình 12.6)

Theo kết cấu Hình 12.5. Bộ truyền ăn khớp trong Hình 12.6. Bánh răng - thanh răng Hình 12.7. Truyền động bánh răng nghiêng Hình 12.8. bánh răng chữ V

Độ chính xác của bộ truyền bánh răng được đánh giá qua 3 độ chính xác thành phần, đó là:

- Độ chính xác động học, được đánh giá bởi sai số giữa góc quay thực và góc quay danh nghĩa của bánh răng bị dẫn. Độ chính xác này cần cho các cơ cấu phân độ.

- Độ chính xác ăn khớp êm, được đánh giá qua tiếng ồn và sự va đập. Khi sai số bước răng, sai số prôfil lớn, thì độ chính xác ăn khớp êm thấp. Độ chính xác này quan trọng đối với những bộ truyền làm việc với số vòng quay lớn.

- Độ chính xác tiếp xúc, được xác định qua diện tích vết tiếp xúc trên mặt răng. Người ta bôi sơn lên mặt một bánh răng, cho bộ truyền làm việc, sau đó đo vết sơn trên mặt răng của bánh thứ haị Độ chính xác này quan trọng đối với các bộ truyền làm việc với chế độ tải trọng nặng.

Tiêu chuẩn quy định 12 cấp chính xác cho mỗi độ chính xác nói trên. Cấp 1 là chính xác cao nhất, cấp 12 là thấp nhất. Tùy theo đặc tính làm việc của mỗi bộ truyền, mà chọn cấp chính xác thích hợp cho từng độ chính xác. Trong một bánh răng cấp chính xác của các độ chính xác không chênh nhau quá 2 cấp. Vì mỗi độ chính xác được quyết định bởi sai lệch của một số kích thước của bánh răng. Trong một bánh răng, độ chính xác của các kích thước không thể sai lệch nhau nhiềụ

Cách ghi ký hiệu độ chính xác của bộ truyền bánh răng, Ví dụ: Ghi ký hiệu: 8 - 7 - 7 - Ba TCVN 1067-84 + Bộ truyền bánh răng có độ chính xác động học cấp 8, + Độ chính xác ăn khớp êm cấp 7,

+ Độ chính xác tiếp xúc mặt răng cấp 7,

+ Dạng khe hở cạnh răng B và dạng dung sai của khe hở là ạ

Nếu độ chính xác động học, độ chính xác ăn khớp êm và độ chính xác tiếp xúc cùng cấp thì chỉ cần ghi một số, nếu dạng dung sai trùng với dạng khe hở thì không cần ghi dạng dung sai, ví dụ: 7 - B TCVN 1067-84.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) Phần 2 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)