2. Cho bộ truyền đai kiểu bộ truyền hở với bánh đai dẫn có đường kính 150 mm, bánh đai bị dẫn có đường kính 367,5 mm, khoảng cách từ trục dẫn đến
6.3.3 Đặc điểm của răng nghiêng.
- Bộ truyền bánh răng nghiêng ăn khớp êm hơn bộ truyền bánh răng thẳng, do đó tải trọng động nhỏ hơn, giá trị của hệ số K
v nhỏ hơn so với bánh răng thẳng.
- Khi tính chiều dài tiếp xúc l
H trong bộ truyền bánh răng nghiêng, ta kể đến tất cả các đôi răng trong vùng ăn khớp, nên cường độ tải trọng trên đường tiếp xúc q
n nhỏ hơn so với bánh răng thẳng. Kể đến sự khác biệt này, người ta dùng hệ số Z, Z 1 . Đồng thời phải đưa hệ số kể đến sự phân bố tải không đều cho các đôi răng K vào công thức tính toán.
- Đường tiếp xúc của một đôi răng trong bánh răng nghiêng nằm chếch trên mặt răng (Hình 13.19). Do đó chiều dài cánh tay đòn l = g.m của mô mem uốn Mu nhỏ hơn; đồng thời tiết diện nguy hiểm lệch so với tiết diện chân răng một góc, nên mô men chống uốn của tiết diện nguy hiểm lớn hơn so với tiết diện chân răng. Như vậy, ứng suất uốn
F trong bánh răng nghiêng nhỏ hơn so với bánh răng thẳng.
- Dạng răng của bánh răng nghiêng trên mặt phẳng vuông góc với phương răng (mặt pháp tuyến), giống dạng răng của một bánh răng thẳng có thông số mô đun m
tđ= m
n, và z
tđ= z/cos3. Bánh răng này được gọi là bánh răng thẳng tương đương của bánh răng nghiêng. Khả năng tải của bánh răng thẳng tương đương bằng với khả năng tải của bánh răng nghiêng, ta có thể tính toán bánh răng nghiêng thông qua việc tính toán bánh răng thẳng tương đương. Như vậy, với kích thước như nhau, bánh răng nghiêng có góc càng lớn thì khả năng tải càng lớn.