7. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức nữ
Chế độ chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với công chức là một trong những chính sách lớn của Đảng và nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tốt quan trọng tạo động lực phát huy mọi khả năng của công chức trong quá trình công tác. Chính sách đãi ngộ đối với công chức được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần như: lương, phụ cấp, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc…
+ Nhóm chính sách đại ngộ phi vật chất như: khen thưởng thành tích, cơ hội được đạo tạo, học tập, thăng tiến, chế độ nghỉ dưỡng, thai sản…
Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất; mà trong đó tiền lương chính là cơ sở chính, quan trọng nhất giúp giữ chân công chức và thúc đẩy họ nỗ lực làm việc. Tiền lương là sự trả công đối với công sức, tâm huyết của công chức và ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả lợi ích về vật chất.
Chế độ chính sách phù hợp sẽ tạo điều kiện, động lực cho công chức nữ yên tâm, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, ngược lại sẽ kìm hãm, thiếu trách nhiệm trong công việc. Vì vậy để xây dựng chế độ, chính sách đúng gắn đòi hỏi người thực hiện chế độ chính sách nắm chắc chế độ chính sách liên quan đến công chức để triển khai thực hiện công khai thống nhất kịp thời và công bằng, có như vậy chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức mới có tác dụng mang lại hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.