7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Về chất lượng:
- Trình độ chuyên môn: Cao học 18 người, chiếm 10,16%; Đại học 151 người, chiếm 85,3%, Cao đẳng 02 người, chiếm 1,12%; Trung cấp có 6 người, chiếm 3,4%.
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 51 người, chiếm 28,81%; Trung cấp có 72 người, chiếm 40,67%.
Có thể thấy, với những điều kiện thuận lợi về địa hình, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh như đã nêu ở trên đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các nhiệm vụ chính trị của huyện là tiền đề, điều kiện quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện có phẩm chất chính trị, kiên định mục tiêu lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới; thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, phù hợp với vị trí công tác và yêu cầu công việc; công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng, gắn với nhu cầu bố trí, sử dụng đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, qua đánh giá về những tồn tại, hạn chế cán bộ, công chức cấp huyện có năng lực không đồng đều, cơ cấu chuyên môn chưa hợp lý, thiếu ở một số vị trí cần có chuyên môn sâu như lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, tài chính, quản lý nông nghiệp, đất đai, công nghệ thông tin...
Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn một số hạn chế nhất định, công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo còn bị động, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn vị trí việc làm chưa phù hợp....dẫn đến một số cơ quan, đơn vị thiếu người đáp ứng tiêu chuẩn để bố trí, sử dụng theo quy định. Do đó cần có những
giải pháp phù hợp, thiết thực để nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức, trên địa bàn huyện nói chung và nâng cao năng lực cán bộ công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nói riêng.
2.3.Khái quát về công chức nữ và năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar