Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát củaHội đồng

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 31)

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhândân cấp xã dân cấp xã

1.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm hoạt động giám sát củahội đồng nhân dân xã cấp xã

HĐND cấp xã có nhiệm kỳ 05 năm: Kỳ họp của HĐND xã ở mỗi khóa bao gồm kỳ họp thứ nhất, kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND do Chủ tịch HĐND xã khóa trước triệu tập và Chủ tọa cho đến khi HĐND xã bầu được Chủ tịch HĐND xã khóa mới. Kỳ họp thứ nhất bầu ra Chủ tịch HĐND xã trong số các đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp; bầu ra Phó Chủ tịch HĐND xã trong số các đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND xã; bầu ra Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã trong số đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND xã; bầu ra Chủ tịch UBND xã trong số các đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã; bầu ra Phó Chủ tịch và các Ủy viên khác của UBND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã, trong đó, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên khác của UBND xã không nhất thiết là đại biểu HĐND xã; bầu ra thư ký kỳ họp của mỗi khóa HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp do Thường trực HĐND xã triệu tập và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu HĐND xã tham gia. Tham dự kỳ họp, ngoài đại biểu HĐND xã, còn có đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp trên đã được bầu tại địa phương; đại diện Thường trực HĐND và UBND cấp huyện; đại diện Đảng ủy, đại diện UBMTTQ Việt Nam xã, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội của xã; đại diện các cơ quan, tổ chức được mời tham dự các phiên họp công khai của HĐND xã khi bàn về các vấn đề có liên quan. Hình thức biểu quyết tại kỳ họp là giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của chủ tọa phiên họp. Nghị quyết của kỳ họp được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND xã biểu quyết tán thành.

Nói tóm lại, kỳ họp của HĐND xã là nơi trực tiếp đưa ra các nghị quyết giải quyết giải quyết các vấn đề bức xúc của công dân. Do tác động của kỳ họp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong xã nên đòi hỏi HĐND xã và đại biểu HĐND xã phải đặc biệt quan tâm đến hoạt động thông qua kỳ họp.

Hoạt động của Thường trực HĐND xã: Giữa hai kỳ họp của HĐND xã, Thường trực HĐND xã hoạt động theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, gồm các nội dung: Triệu tập các kỳ họp của HĐND xã và phối hợp với UBND xã chuẩn bị các công việc liên quan đến kỳ họp; thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của luật; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND xã; tổ chức để đại biểu HĐND xã tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; báo cáo về hoạt động của HĐND xã lên HĐND và UBND cấp huyện; giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Thường trực UBMTTQ Việt nam xã.

nội dung kỳ họp của HĐND xã liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện các nhiệm vụ do HĐND xã hoặc Thường trực HĐND xã phân công; thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND xã.

Hoạt động của đại biểu HĐND xã: Đại biểu HĐND xã tham gia mọi hoạt động của HĐND xã với tư cách là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đại biểu HĐND xã có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp của HĐND và Thường trực HĐND xã; tự mình giám sát hoặc tham gia vào hoạt động giám sát của HĐND xã, Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã thành lập; thực hiện chất vấn tại phiên họp HĐND xã và phiên họp Thường trực HĐND xã; liên hệ chặt chẽ với nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời báo cáo trước HĐND xã, Thường trực HĐND xã về những vấn đề mà nhân dân bức xúc.

Tùy theo phạm vi nghiên cứu khác nhau, khái niệm giám sát có thể hiểu theo các nghĩa như sau:

Theo từ điển Luật học thì “giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm minh.” [44. Tr6]. Còn từ điển học sinh lại định nghĩa giám sát là: “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. [34]

Hoạt động lập pháp của các nước trên thế giới, có định nghĩa giám sát của Nghị viện: là việc theo dõi các hoạt động của hành pháp có hiệu quả, tin cậy, minh bạch và trung thực hay không, để đảm bảo rằng các khoản tiền được

Nghị viện phê duyệt sẽ được sử dụng một cách hợp pháp, có hiệu quả và đúng mục đích đã đề ra [38, tr. 2].

Trong từ điển ngôn ngữ tiếng Việt, “Giám sát” được hiểu như một động từ chỉ “sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã qui định” hoặc “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều qui định không”[43, tr 15]. Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì “giám sát là xem xét và đàn hạch”[33].

Trong bộ máy Nhà nước ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật quy định chức năng, thẩm quyền giám sát cho các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước, như: Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết Hội đồng nhân dân ...[26, Điều 1]. Nhưng thuật ngữ "giám sát" không được pháp luật giải thích chính thức. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, lần đầu tiên chính thức giải thích "giám sát" là gì. Khoản 1 Điều 2 quy định: "Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội"[25.tr3].

Có thể lấy quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016) để định nghĩa chính thức về giám sát như sau: “Giám sát là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.”

[30, Điều 2].

Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại [20, tr.63].

Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được câu hỏi giám sát ai? giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá tình trạng tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong hoạt động giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động quan sát chính hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Cũng có ý kiến cho rằng, trong cơ chế giám sát có cả việc tự giám sát tức là sự tự theo dõi, xem xét và kiểm tra chính mình có thực hiện đúng những điều đã quy định không [6, tr.87]. Với quan niệm như vậy e rằng không đúng, không phù hợp với bản chất của từ giám sát, bởi bên cạnh khái niệm giám sát còn có khái niệm kiểm tra.

Hội đồng nhân dân xã thực hiện quyền giám sát đối với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền giám sát một cách có hiệu quả, Hội đồng nhân dân có nhiều phương thức thực hiện khác nhau như: Xem xét các báo cáo của

Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tại các kỳ họp; thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong kỳ họp và giữa hai kỳ họp; hoặc thông qua các cuộc giám sát thường xuyên hay giám sát chuyên đề. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chung của Hội đồng nhân dân và bộ máy chính quyền phường nói chung.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w