Kinh nghiệm cho huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44)

Từ những kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huy động sự tham gia của mọi người dân, với nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho người có công và gia đình người có công.

Trong đó, tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác chăm sóc người có công với cách mạng; quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình người có công.

Rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đã người có công với cách mạng; triển khai đồng bộ, thống nhất, kịp thời Pháp lệnh Ưu đãi người có công; giải

34

quyết tốt các vấn đề tồn đọng sau chiến tranh; cải cách thủ tục hành chính trong xác nhận người có công qua các thời kỳ kháng chiến; tạo điều kiện thuận lợi để người có công thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc tiêu cực sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách.

Cùng với đó, bố trí tăng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh và các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, phấn đấu các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không còn hộ gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động để công tác này thực sự là một nghĩa vụ, bổn phận của tất cả mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên thế hệ trẻ…

Đồng thời làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; nhanh chóng giải quyết hồ sơ tồn đọng. Tiếp tục giải quyết kịp thời, chu đáo chính sách thương binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ bị thương, hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Về cơ bản, giải quyết các hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công.

Phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng các phong trào, chương trình đền ơn đáp nghĩa thiết thực, làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng. Chú trọng giáo dục thế hệ trẻ; quan tâm đến chính sách hậu phương quân đội, các chương trình tình nghĩa, phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; đẩy mạnh các chương trình nhà tình nghĩa, nhà đồng đội… tạo sự tham gia sâu rộng của toàn xã hội.

35

Tiểu kết chương 1

Xuất phát từ mục đích, đó là nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người có công, chương 1 đã đưa ra các nội dung, khái niệm và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách.

Từ các khái niệm cơ bản như: chính sách công, người có công, thực hiện chính sách, tác giả đã đưa ra khái niệm thực hiện chính sách đối với người có công. Chính sách đối với người có công bao gồm nhiều chế độ, chính sách cụ thể như: chế độ trợ cấp ưu đãi, chính sách bảo hiểm y tế; hỗ trợ về nhà ở; ưu đãi trong giáo dục đào tạo, việc làm; chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; vay vốn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người có công với cách mạng...

Quy trình thực hiện chính sách này bao gồm: xây dựng kế hoạch thực hiện; phổ biến tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện; duy trì chính sách và theo dõi, đánh giá cũng như tổng kết chính sách. Và đây cũng là cơ sở lý luận để tại chương 2 của luận văn làm căn cứ phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

36

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát về huyện An Lão

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115km về hướng Bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); Phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh; Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai).

Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu được quan tâm đầu tư thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

Tổng diện tích đất: 69.660,2 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 7.247,5 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp: 59.918,5 ha

- Diện tích đất chuyên dùng: 722,3 ha

- Diện tích đất ở: 204,5 ha

Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 9 xã và 01 thị trấn: thị trấn An Lão, các xã: An Tân, An Hòa, An Trung, An Vinh, An Dũng, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Toàn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

An Lão là huyện miền núi giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Định, nhưng còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện

37

Nghị quyết Đảng bộ Huyện và Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh Bình Định, An Lão đã bứt phá đi lên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bằng huy động tổng lực về tiềm năng nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch…

Về kinh tế, giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 355,72 tỷ đồng, đạt 52,48%; tăng 6,7% so với dùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 167,14 tỷ đồng, đạt 45,27%, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 187,6 tỷ đồng, đạt 61,15%, tăng 9,63% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 0,98 tỷ đồng, đạt 54,44%, tăng 7,69% so với cùng năm 2018.

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 153,80 tỷ đồng, đạt 56,17%, tăng 27,23% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị công nghiệp ước đạt 27,30 tỷ đồng, đạt 57,84%, tăng 14,56% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị ngành xây dựng ước đath 126,50 tỷ đồng, đạt 55,83%, tăng 30,55% so với cùng kỳ năm 2018.

Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, tiếp tục kêu gọi 03 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp, đồng thời đề nghị UBND tỉnh thu hồi 01 dự án; đến nay đã có 15 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất ổn định, giải quyết việc làm trên 150 lao động. Chỉ đạo đầu tư cải tạo, nâng cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Duy trì chăm sóc cây xanh, vệ sinh các tuyến đường, công viên, khu vực đảo sinh thái và hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển ổn định, các hợp tác xã từng bước kiện toàn. Chỉ đạo thành lập mới HTX dâu tằm tại thôn Vạn Khánh, xã An Hòa. Từ đầu năm đến nay, đã cấp 27 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký 13,36 tỷ đồng. Tình hình tín dụng tại các ngân hàng diễn

38

biến ổn định; các ngân hàng thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất.

Tiếp tục thực hiện chương trình hành động của huyện ủy về nâng cao chất lượng Giáo dục – đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 và quy hoạch mạng lưới trường lớp học giai đoạn 2012 – 2020, ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tốt các phong trào và cuộc vận động do ngành phát động. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn và tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, y tế dự phòng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y, dược tư nhân được chú trọng và kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Tóm lại, UBND huyện An Lão đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, triển khai thực hiện nhiệm vụ; các chính sách an sinh xã hội đảm bảo, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố và kiện toàn.

2.1.3. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện An Lão huyện An Lão

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở phòng LĐTBXH huyện An Lão hiện nay căn cứ vào thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTB&XH – BNV ngày 10 tháng 07 năm 2008 của liên bộ Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ quy định:

- Vị trí và chức năng:

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Việc làm; giáo dục nghề nghiệp; lao

39

động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

+ Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật.

+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, + Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng

40

phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội.

+ Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đình công về lao động; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

+ Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Phòng LĐTBXH huyện An Lão có 06 cán bộ, trong đó: có 06 biên chế, 02 nam và 04 nữ. Trình độ chuyên môn gồm:

- Trình độ đại học gồm 06 người chiếm 100%

Lãnh đạo phòng gồm 01 trưởng phòng và 02 phó phòng, trong đó:

41

- Trưởng phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng;

- Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

2.2. Tình hình người có công trên địa bàn huyện An Lão

Năm 1964, trước những thất bại liên tiếp trên mọi chiến trường, Mỹ- ngụy ra sức tăng cường lực lượng chiếm giữ một số địa bàn miền núi trọng yếu nhằm khống chế những căn cứ cách mạng của ta. Thực hiện âm mưu đó, địch cho xây dựng chi khu quân sự An Lão (nay thuộc xã An Trung, huyện An Lão).

Là một huyện miền núi nằm ở phía bắc Bình Định, cư dân chủ yếu là người H're, trong thời kháng chiến chống Pháp, An Lão là một căn cứ quan trọng của Liên khu V. Tuy ở sâu trong vùng núi nhưng huyện lụy lại nằm lọt vào một thung lũng, án ngữ những đầu mối giao thông quan trọng. Vì vậy, cũng đã có nhiều người dân, chiến sĩ quả cảm, không ngại gian khổ, phải chịu nhiều mất mát hy sinh trong chiến tranh để cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn và xây dựng Tổ quốc nói chung và huyện An Lão nói riêng.

Tính đến tháng 12/2019, có 1.120 người hưởng chế độ, chính sách đối với người có công, cụ thể như sau:

42

Bảng 2.1: Phân loại người có công trên địa bàn huyện An Lão

TT Đối tượng

1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng

2. Thân nhân liệt sĩ

3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

4. Thương binh B hiện đang sống

5. Bệnh binh

6. Người và gia đình có công với cách mạng

7. Cán bộ lão thành cách mạng

8. Cán bộ tiền khởi nghĩa

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w