Duy trì chính sách người có công

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 63 - 81)

2.3. Tình hình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện An

2.3.4.Duy trì chính sách người có công

Để duy trì chính sách nói chung và chính sách đối với người có công tại huyện An Lão là khả năng, kiến thức, kỹ năng của các đơn vị, tổ chức, phòng ban được phân công, phối hợp thực hiện chính sách. Thực tế cho thấy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và sự phối kết hợp của Ủy ban mặt trận Tổ quốc

52

Việt Nam và các Hội đoàn thể huyện công tác triển khai, thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện An Lão đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Các chính sách chi trả, trợ cấp ưu đãi hàng tháng; chính sách chăm sóc sức khỏe và đời sống người có công; công tác xây dựng các công trình ghi ơn liệt sĩ, công tác mộ, thăm viếng và di chuyển hài cốt liệt sĩ; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực đã động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng. Mỗi việc làm tốt đều thể hiện tình cảm và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương đối với những gia đình liệt sĩ và người có công. Trong giai đoạn 2017 – 2019, công tác chi trả chế độ chính sách được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đến tay người có công theo quy định. Cụ thể như sau:

2.3.4.1. Chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần

Trong những năm qua, mặc dù còn nghèo và gặp rất nhiều khó khăn do xuất phát điểm kinh tế thấp, hậu quả nặng nề của chiến tranh nhưng Đảng bộ và Nhân dân huyện ta đã dành nhiều sự quan tâm chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng. Hàng tháng tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời chế độ ưu đãi cho 1.120 đối tượng có công cách mạng với số tiền trên 1,5 tỷ đồng/tháng.

53

Bảng 2.2: Số liệu chi trả trợ cấp, ưu đãi đối với người có công tại huyện An Lão giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: triệu đồng TT Nội dung 1 Trợ cấp hàng tháng 2 Trợ cấp một lần 3 Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp 4

Chi quà lễ tết cho đối tượng chính sách

5 Chi cho công tác quản lý 6

Trợ cấp ưu đãi học tập cho đối tượng chính sách 7 Điều trị, điều dưỡng 8 Chi khác

9

Bảo hiểm y tế các đối tượng chính sách

10 Chi công tác nghĩa trang và mộ Liệt sĩ

Tổng

(Nguồn: Phòng LĐTBXH, huyện An Lão)

Trong đó: chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ tiền khởi nghĩa: 64 người, Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 04 mẹ; thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: 654; người phục vụ thương binh đặc biệt nặng: 18 người; ưu đãi tiền tuất liệt sỹ: 162 người; người có công giúp đỡ cách mạng:

22 người; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ: 52 người, quân nhân xuất ngũ và đối tượng theo Quyết định 62: 16 người, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 64 người.

54

Cùng với hưởng các chế độ hàng tháng công tác thực hiện thủ tục ưu đãi như công tác xác nhận, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công được thực hiện kịp thời, chính xác theo quy định hiện hành. Hàng năm vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, dịp tết nguyên đán, huyện và các xã, thị trấn đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đối tượng chính sách. Định kỳ nhân các ngày lễ, tết phòng tham mưu lãnh đạo huyện từ ngân sách huyện đi thăm hỏi động viên các gia đình chính sách.

Biểu đồ 2.1: Thống kê số người và số tiền thăm hỏi, tặng quà các đối tượng người có công trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Phòng LĐTBXH, huyện An Lão) Công tác giải quyết hồ sơ người có công các loại: Trong những năm qua, phòng LĐTBXH luôn thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ lĩnh vực người có công. Đối với những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định, phòng thực hiện các thủ tục và chuyển lên cấp trên xem xét, giải quyết. Đối với những bộ hồ sơ chưa đủ điều kiện, cần bổ sung, xác minh, phòng đã trả để UBND các xã, thị trấn để bổ sung. Hầu hết các hồ sơ lĩnh vực 55

người có công đủ điều kiện đều đảm bảo được quy định về quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, có một số hồ sơ trả chậm hơn so với quy trình. Tùy theo từng loại hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoặc hồ sơ phải gửi các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ, nên thời gian xử lý hồ sơ phụ thuộc vào các cơ quan đó, không theo quy định về thời gian xử lý thủ tục hành chính của ngành. Ví dụ như hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học, thời gian khám, giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động phụ thuộc vào thời gian khám, giám định của Hội đồng giám định y khoa.

Tóm lại, phòng LĐTBXH nói riêng và huyện An Lão nói chung đã thực hiện chính sách chi trả trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho các đối tượng người có công và thân nhân của họ đảm bảo đúng chế độ, đúng đối tượng và kịp thời; góp phần ổn định đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Công tác chi trả trợ cấp được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn, nơi các đối tượng đang cư trú; những đối tượng già yếu, tàn tật, cán bộ xã đến gia đình để thăm hỏi, động viên và chi trả tiền trợ cấp.

Tuy nhiên, công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho đối tượng người có công một số nơi còn chậm, một số xã bố trí cán bộ bán chuyên trách làm công tác chi trả nên việc tham mưu giải quyết chế độ, chính sách cho người người có công còn để xảy ra sai sót nhiều lần, gây phiền hà cho đối tượng, cá biệt có nơi cán bộ chính sách nhận tiền thay cho đối tượng.

2.3.4.2. Chính sách Bảo hiểm y tế

Về bảo hiểm y tế đối với người có công và thân nhân người có công: Tính đến ngày 31/12/2019 đã cấp phát 1.120 thẻ bảo hiểm y tế, đạt 100% cho đối tượng người có công và thân nhân người có công. Tổng kinh phí

56

mua bảo hiểm y tế từ năm 2017 đến 2019 là 3.401,4 triệu đồng. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người có công với cách mạng được quan tâm tại các cơ sở y tế. Thương binh, bệnh binh, người cao tuổi được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh.

UBND huyện An Lão đã ban hành Quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 01/11/2017 về việc Kế hoạch thực hiện chính sách thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn huyện An Lão, chỉ đạo cơ quan LĐTBXH, cơ quan BHXH và UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý đối tượng, lập danh sách và cấp phát thẻ BHYT cho người dân; chỉ đạo cơ quan tài chính chuyển kinh phí đóng BHYT kịp thời, đầy đủ về quỹ khám, chữa bệnh BHYT để có nguồn kinh phí phân bổ cho các cơ sở y tế thực hiện việc khám, chữa bệnh BHYT theo quy định. Đồng thời, UBND huyện thực hiện giao dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT hàng năm đối với các cơ sở y tế và chỉ đạo ngành Y tế thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh BHYT cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân kịp thời, đầy đủ nhất, công tác khám, chữa bệnh BHYT được triển khai thực hiện từ tuyến xã với tổng số 10 Trạm y tế xã, thị trấn thực hiện khám, chữa bệnh BHYT ban đầu. Việc thông tuyến huyện theo quy định của Luật BHYT cũng giúp cho người dân thuận tiện, dễ dàng hơn khi đi khám, chữa bệnh BHYT.

2.3.4.3. Chính sách chăm sóc khỏe và đời sống người có công

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công và thân nhân người có công cơ bản được đảm bảo, từ 2017 - 2019, giải quyết 2.230 lượt đối tượng người có công và thân nhân người có công/ mỗi năm được hưởng chế độ ưu đãi về BHYT trong đó: điều dưỡng tập trung trong và ngoài huyện: 387 người số tiền: 0,8 tỷ đồng; điều dưỡng tại gia đình 1.843 người số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

57

Đã trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 1.000 người có công, cụ thể như sau:

- Trang cấp dụng cụ chỉnh hình: Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014 của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe và trang cấp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Từ năm 2017-2019, tổng trang cấp dụng cụ chỉnh hình trên địa bàn huyện: 131,72 triệu đồng. Riêng năm 2018, đã chi 9.870.000 đồng cho 20 đối tượng đủ điều kiện trang cấp dụng cụ chỉnh hình trong toàn huyện.

- Chế độ điều dưỡng: Năm 2017 giải quyết chế độ điều dưỡng tại nhà cho người có công và thân nhân người có công 381 trường hợp, với tổng số tiền: 422.910.000 đồng. Đảm bảo 100% người có công đủ điều kiện được hưởng chế độ điều dưỡng luân phiên 02 năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. Tổng chi điều dưỡng cho 1.120 đối tượng từ 2017 đến 2019 là 1.915,91 triệu đồng.

Hình 2.1: Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người có công tỉnh Bình Định đón tiếp người có công của huyện An Lão

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

2.3.4.4. Chính sách hỗ trợ người có công về nhà ở

Xác định việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên ngay sau khi có chủ trương về việc tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, huyện An Lão đã kiện toàn Ban Chỉ đạo từ cấp huyện đến xã; đồng thời, tiến hành thống kê, rà soát lại toàn bộ các đối tượng thuộc diện hỗ trợ, đôn đốc tiến độ thực hiện, kiểm tra chất lượng xây dựng nhà ở, thủ tục hồ sơ thanh toán nguồn vốn hỗ trợ theo đúng quy định… Ban Chỉ đạo cấp huyện đã phân công các thành viên phụ trách theo cụm xã để thẩm định danh sách các hộ trước khi xây nhà. Trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thành viên Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện của các gia đình để bảo đảm theo đúng quy định. Ngoài ra, các xã, thị trấn cũng phân công cán bộ địa chính, xây dựng kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các hộ khi xây dựng, sửa chữa nhà và tổ chức nghiệm thu, chi trả tiền cho các hộ gia đình ngay sau khi hoàn thành công trình. Cùng với đó, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người có công với cách mạng. Thực hiện tốt công tác rà soát đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đúng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quan tâm chất lượng xây dựng nhà cho hộ thụ hưởng, chủ động tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Vận động các đoàn thể giúp đỡ để hoàn thiện nhà ở có chất lượng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng.

Vì vậy,việc hỗ trợ nhà ở cho người có công đã tạo nên sự thay đổi quan trọng trong đời sống của một bộ phận người có công trên địa bàn huyện An Lão. Cụ thể: tính đến ngày 31/12/2019 UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện hoàn thành xong việc giải ngân, quyết toán hồ sơ cho 526/624 hộ gia đình người có công được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số

59

22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số hộ đã hỗ trợ hoàn thành: 526 hộ (trong đó: giai đoạn 1: xây dựng mới 164 hộ; sữa chưa, cải tạo: 129 hộ; Giai đoạn 2: xây dựng mới 111 hộ; sửa chữa, cải tạo 22 hộ), với tổng kinh phí thực hiện, hỗ trợ, giải nhân cả hai giai đoạn là 15.020 triệu đồng. Ngoài ra, từ kinh phí Quỹ đền ơn đáp nghĩa và huy động các nguồn lực xã hội hóa, năm 2017 - 2019 đã hỗ trợ xây dựng, sữa chữa thêm 40 nhà ở cho người có công, trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công tại huyện An Lão nhân được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, ngành và nhân dân. Việc vận động, hướng dẫn hộ gia đình người có công tích cực tham gia cùng nhà nước và cộng đồng trong việc xây dựng, sửa chữa và cải tạo nhà ở cho chính mình đã từng bước tạo nên sự tự tin để vươn lên của các hộ gia đình.

Chính sách này còn có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh – xã hội, nhất là việc chăm lo, đền ơn đáp nghĩa cho người có công đang khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện; tạo điều kiện cho người có công ổn định cuộc sống, an tâm lao động, sản xuất, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước. Việc hỗ trợ người có công xây dựng nhà ở khang trang, chắc chắn thay thế cho các căn nhà đơn sơ, xuống cấp đã làm thay đổi diện mạo nông thông ngày nay, góp phần tích cực trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Tuy nhiên, việc triển khai chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn Trung ương bố trí chậm; việc lồng ghép các chương trình, dự án với thực hiện Quyết định 22 chưa hiệu quả. Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn và cán bộ thực hiện công tác rà soát, xét duyệt nhà ở người có công chủ yếu là làm công tác kiêm nhiệm, một số xã, thị trấn trên địa bàn trong quá trình triển khai nhất là khâu thẩm định, kiểm tra chưa sâu

60

sát, thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, số hộ người có công của huyện tương đối nhiều, quá trình triển khai kéo dài nên có sự biến động về hiện trạng nhà ở, về đối tượng dẫn đến công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh đối tượng gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.2: Lễ bàn giao ngôi nhà nghĩa tình đối với những người có công trên địa bàn huyện An Lão

(Nguồn: Tác giả sưu tầm) 2.3.4.5. Chính sách ưu đãi giáo dục

Phòng LĐTBXH đã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo huyện thực hiện tốt chính sách trợ cấp đầu năm học cho con của người có công đang học ở các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT để mua sách vở, đồ dùng học tập. Cấp sổ trợ cấp ưu đãi giáo dục cho 20 con của người có công với cách mạng đang học tại các trường chuyên nghiệp trong và ngoài huyện. Một số đối tượng học sinh là con người có công được miễn, giảm học phí.

UBND các xã, thị trấn đã thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm cho con thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Ưu tiên trong xét duyệt học sinh theo chế độ cử tuyển, một số cơ quan có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức...

61

Giai đoạn từ năm 2017-2019, đã giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục cho

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 63 - 81)