Tổng quan về phát triển du lịch tại Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 46)

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.030,49 km2, gồm 15 đơn vị hành chính (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố); dân số gần 1,9 triệu ngƣời với 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nƣớc (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 36 dân số toàn tỉnh); đồng bào Êđê, M’nông và J’rai là các d ân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến trong gần 50 năm qua nhƣ: Mƣờng, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các vùng miền của tỉnh Đắk Lắk; trong đó, các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trƣng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên nhƣ: Trƣờng ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của ngƣời Êđê, ngƣời M'nông... Một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đƣợc UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 (năm 2008 đƣợc UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”). Không gian văn hóa cồng chiền Tây Nguyên là một loại tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng nhƣ các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tƣợng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên.

Đắk Lắk có 32 di tích đƣợc xếp hạng (trong đó, 02 di tích quốc gia đặc

biệt, 17 di tích quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh). Di tích Đắk Lắk có nhiều loại

hình khác nhau, trong đó thế mạnh là các thắng cảnh hùng vĩ, mang đậm dấu ấn đại ngàn, tiếp đó là những di tích lịch sử phản ảnh lại những trang sử bi tráng và hào hùng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk qua các thời kỳ, cũng có di tích lại là sản phẩm kiến trúc văn hóa độc đáo… Ngoài ra, Đắk Lắk còn có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú và thể hiện một sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, thác ghềnh và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều sông, hồ, thác ghềnh thơ mộng, hùng vĩ, nổi tiếng nhƣ: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thƣợng, Thủy Tiên, Bìm Bịp, Drai Dlông, Drai Yông, hồ Lắk, Ea Kao, Ea Nhái, Vƣờn quốc gia Yok Đôn, Vƣờn quốc gia Cƣ Yang Sin, các Khu bảo tồn thiên nhiên: Nam Ka, Ea Sô, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trƣờng hồ Lắk...

Những năm qua, với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển đổi nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,25 , GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 6,80 , giai đoạn 2021-2025 đạt 7,16 . Cơ cấu khối dịch vụ (15 ngành kinh tế cấp 1) đóng góp trong tổng GRDP cả tỉnh năm 2020 đạt 46,30 . Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hóa xã hội cũng đƣợc coi trọng, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí và sức khỏe của Nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng, tỷ lệ dân cƣ địa phƣơng có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch đang tăng nhanh, nhu cầu du lịch cuối tuần, du lịch vào dịp h , dịp lễ đến các điểm du lịch gần nhƣ tăng vọt trong một vài năm gần đây và sẽ tiếp tục tăng mức độ cao trong thời gian tới tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 cũng đƣa ra định hƣớng về sản phẩm du lịch của tỉnh, đến năm 2020 sẽ tập trung xây dựng mô hình DLCĐ gắn với việc bảo tồn và phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk tập trung phát triển các dự án DLCĐ tại buôn Yang Lành (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), buôn Ya (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông), buôn Tring (phƣờng An Lạc, thị xã Buôn Hồ), trên cơ sở khai thác văn hóa truyền thống bản địa, nghi lễ của đồng bào dân tộc tại chỗ và văn hóa ẩm thực. Tham gia DLCĐ tại những buôn làng trên, du khách sẽ đƣợc trải nghiệm ăn, ở, làm việc, tham gia các hoạt động nhƣ một ngƣời dân bản địa.

Đắk Lắk đang triển khai thực hiện Dự án Khu du lịch quốc gia Yok Đôn, Dự án du lịch sinh thái nông nghiệp và cộng đồng tại xã Cƣ Suê (huyện Cƣ M’gar), đầu tƣ các khu du lịch nghỉ dƣỡng, khu thể thao, vui chơi, giải trí tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk, huyện Cƣ M’gar… Đắk Lắk là vùng nổi tiếng cả nƣớc với các đồn điền, nông trƣờng cà phê, cao su, hồ tiêu, ch … Điển hình nhƣ vùng sản xuất cà phê sạch đạt chuẩn Quốc tế mang thƣơng hiệu “Cà phê Đắk Hà”, trang trại trồng cây nông nghiệp cao Thái Hà (huyện Cƣ M’gar), … Đây là một thế mạnh đặc trƣng để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn gắn với những nông trƣờng cà phê ở Đắk Lắk, những cánh rừng cao su, những vƣờn hồ tiêu… gắn các sản phẩm du lịch sinh thái với những đồi cây ăn quả nhƣ bơ, sầu riêng, mãng cầu- những sản phẩm mang thƣơng hiệu Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng….

Đắk Lắk tập trung phát triển DLCĐ, du lịch lễ hội trên cơ sở phát huy thế mạnh cảnh quan và bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức chƣơng trình biểu diễn cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách định kỳ 2 lần/tháng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

tại Đắk Lắk. Ngoài thƣởng thức các tiết mục hòa tấu Cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, du khách còn đƣợc giao lƣu biểu diễn, tìm hiểu nhạc cụ dân tộc, thƣởng thức rƣợu cần.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w