Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 61)

2.1. Tổng quan về phát triển du lịch tại Đắk Lắk

2.1.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk

- Về khách du lịch và khách tham gia du lịch cộng đồng: Hoạt động du lịch tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh trong giai đoạn 2016 - 2019 với tốc độ tăng trƣởng khách du lịch bình quân 11,36 , doanh thu tăng 21,64 . Đến đầu năm 2020 do ảnh hƣởng của đại dịch COVID-19, Năm 2020 do ảnh hƣởng của đại dịch COVID- 19 nên hoạt động du lịch đã bị suy giảm nặng nề, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hoạt động cầm chừng hoặc ngƣng hoạt động,

lƣợng khách và doanh thu giảm mạnh chỉ đạt 49,95 so với kế hoạch năm 2020, nên dẫn đến cả giai đoạn 2016-2020 không đạt kế hoạch theo Nghị quyết phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 đề ra, cụ thể: tổng lƣợt khách đón tiếp đạt là 3.846.000 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế đạt 302.000 lƣợt khách. Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch bình quân đạt 6,17 /năm. Tổng ngày khách đạt 4.855.000 ngày khách; tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 3,70 . Tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.566 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân hàng năm đạt 9,6 /năm.

+ Thị trƣờng khách nội địa: Khách đến từ các tỉnh, thành phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Vũng Tàu và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Khách đến từ khu vực miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ: (Đà Nẵng, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận...); Khách đến từ các tỉnh phía Bắc: (Hà Nội, Ninh Bình, Hài Phòng, Quảng Ninh, và các tỉnh phía Bắc).

+ Thị trƣờng khách quốc tế: Khách quốc tế chủ yếu đến từ các quốc gia: Pháp, Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Cộng Hoà Séc, Ấn Độ.

Bảng 2.1: Số liệu khách và doanh thu du lịch từ năm 2016 đến năm 2020 TT Chỉ tiêu 1 Tổng lượt khách a Khách quốc tế b Khách nội địa 2 Tổng ngày khách a Khách quốc tế (2 ngày) b Khách nội địa (1,3 ngày) 3 Doanh thu

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)

+ Hoạt động du lịch cộng đồng: Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo về hoạt động du lịch hằng năm, riêng về hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh trung bình đón đƣợc 10.000 lƣợt khách/năm (không tính năm 2020, do tình hình ảnh hƣởng của dịch Covid-19, lƣợng khách du lịch giảm sút mạnh); doanh thu

và thu nhập dịch vụ và du lịch cộng đồng đạt 03 ty3 đồng/năm; tốc độ tăng doanh thu và thu nhập từ dịch vụ du lịch của cộng đồng xã hội tại điểm triển khai trung bình trên 15 ; thu hút đƣợc 20 lao động của thôn buôn tham gia vào dịch vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho khoảng 100 lao động và chuyển dịch khoảng 20 thời gian lao động nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ cho phát triển du lịch; nâng cao nhận thức về du lịch

Bảng 2.2: Số liệu khách và doanh thu, và lao động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng từ năm 2016 đến năm 2020 TT Chỉ tiêu 1 Tổng lượt khách a Khách quốc tế b Khách nội địa 2 Doanh thu (triệu đồng) 3 Lao động hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh và Cục thống kê tỉnh)

Theo đánh giá của đơn vị chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh) khách du lịch trong nƣớc và quốc tế, cho thấy khách trong nƣớc rất quan tâm đến các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá truyền thống Tây Nguyên - Đắk Lắk; đặc biệt là các sản phẩm du lịch về voi, cà phê, ẩm thực, cồng chiêng Tây Nguyên và một số sản phẩm nông nghiệp khác; khách quốc tế rất quan tâm đến loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá văn hoá truyền thống Tây Nguyên. Đặc biệt, thị trƣờng khách Pháp và Mỹ rất quan tâm du lịch tìm hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống của con ngƣời và vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 -500 Giai đoạn 2016 - 2020

Biểu đồ 2.1: Thị trƣờng khách du lịch giai đoạn 2016 đến 2020

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)

-Về doanh thu từ du lịch: Tổng doanh thu từ du lịch ƣớc đạt 3.527 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân hàng năm ƣớc đạt 8,27 /năm. Tổng ngày khách ƣớc đạt 5.132 ngày khách; tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm ƣớc đạt 3,59 .

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch tại Đắk Lắk: Đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc gồm 09 công trình, dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng về du lịch, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch với tổng vốn đã đƣợc bố trí là 131,960 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ƣơng là 124,290 tỷ đồng (bao gồm vốn ODA), ngân sách địa phƣơng là 7,600 tỷ đồng, vốn khác 0,07 tỷ đồng cho các công trình, dự án. Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ du lịch và số lƣợng các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:

điểm Du lịch đồi thông Mêhycô, điểm du lịch sinh thái Troh Bư, điểm du lịch Lak Tented Camp, điểm du lịch sinh thái Buôn Wing, điểm du lịch sinh thái Suối Ong, điểm tham quan đường sách cà phê Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Thế giới Cà phê) đã nâng tổng số khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh lên 27 khu,

điểm tham quan du lịch tăng 35 khu, điểm du lịch so với giai đoạn 2012 - 2015, góp phần làm đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch tại Đắk Lắk. 09 cơ sở lƣu trú du lịch (gồm: Khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột (tiêu chuẩn

5 sao), Khách sạn Thống Nhất (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Thanh Mai (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Lys (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Central Ban Mê (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Mỹ Ngọc (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Phước Hùng (tiêu chuẩn 1 sao), Khách sạn Buôn Ma Thuột, Khách sạn Elephants.

Năm 2020, tổng số cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh lên 216 cơ sở gồm: 83 khách sạn (trong đó, có 02 khách sạn hạng 5 sao; 02 khách sạn hạng 4

sao; 05 khách sạn hạng 3 sao; 07 khách sạn hạng 2 sao; 15 khách sạn hạng 1 sao và 52 khách sạn chưa công nhận hạng) và 133 nhà khách, nhà nghỉ (126

nhà nghỉ, 7 nhà khách) với hơn 7.510 buồng, có thể phục vụ khoảng hơn 10.000 lƣợt khách lƣu trú cùng một thời điểm.

Bảng 2.3. Các dự án kêu gọi đầu tƣ để phát triển du lịch đã thực hiện hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 2016 - 2020

STT Dự án Tổng cộng: Tổ hợp khách sạn 1 Mƣờng Thanh - Buôn Ma Thuột Du lịch đồi thông

3 Điểm du lịch sinh thái Troh Bƣ

4 Điểm du lịch Lak Tented

Camp

Khách sạn Thống Nhất

5 tại thành phố Buôn Ma

Thuột

Khách sạn Thanh Mai tại

6 thành phố Buôn Ma

Thuột

7 Khách sạn Lys tại thành

phố Buôn Ma Thuột

8 Khách sạn Phƣớc Hùng

tại huyện Krông Năng

9 Điểm du lịch sinh thái

Buôn Wing

10 Khách sạn Central Ban

11 Điểm du lịch sinh thái

Suối Ong

Điểm tham quan đƣờng

12 sách cà phê Buôn Ma

Thuột

13 Bảo tàng Thế giới Cà phê

14 Khách sạn Mỹ Ngọc

Khách sạn Buôn Ma 15

Thuột

truyền thồng và tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, diễn tấu chiêng phục du khách du lịch khi có nhu cầu. Đồng thời, tỉnh cũng đăng cai tổ chức và tham gia nhiều giải thể thao quốc gia, quốc tế, các

hội nghị, hội thảo toàn quốc, hội chợ triển lãm chuyên đề góp phần quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến du khách, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Các sản phẩm quà lƣu niệm, mỹ nghệ cũng đƣợc duy trì sản xuất mang bản sắc riêng của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên để phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 23 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch (trong đó, có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế); 09 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 99 hƣớng dẫn viên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (trong đó, có 29 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 48 hướng dẫn viên

du lịch nội địa, 22 hướng dẫn viên du lịch tại điểm).

Hiện trạng các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh đƣợc xây dựng dựa trên thế mạnh của từng vùng trong tỉnh, tập trung chính tại 3 vùng du lịch trọng điểm nhƣ thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Lắk, huyện Buôn Đôn để gắn kết với các địa phƣơng trong vùng nhằm tạo nên sự đa dạng, khác biệt sản phẩm, cụ thể:

Thứ nhất, tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột gắn với di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng, bảo tàng, lễ hội, cồng chiêng, cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác...

Thứ hai, tuyến du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn gắn với sản phẩm sinh thái rừng khộp Vƣờn Quốc gia Yok Đôn, văn hóa Êđê - Lào - Thái, cầu treo, ch o thuyền độc mộc trên sông Sêrêpôk, tham gia chƣơng trình chăm sóc Voi và khám phá dịch vụ thân thiện với Voi, ẩm thực và quà lƣu niệm đặc sản địa phƣơng,...

Thứ ba, tuyến du lịch trên địa bàn huyện Lắk gắn với sản phẩm sinh thái Vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, hồ Lắk, văn hóa Mnông - Êđê, làng gốm, ẩm thực và quà lƣu niệm đặc sản địa phƣơng,...

Thứ tƣ, tuyến du lịch gắn kết các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh với các sản phẩm, dịch vụ du lịch trải nghiệm sinh thái, tham quan danh

lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng, làng nghề, lễ hội, cà phê, các dịch vụ thƣơng mại kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mua sắm hàng lƣu niệm, đặc sản của địa phƣơng; dịch vụ ăn uống, ẩm thực; phục vụ biểu diễn và giao lƣu văn hóa cồng chiêng.

Các tour, tuyến du lịch gắn kết tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn là các nƣớc trong khu vực Tam giác phát triển du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia , các nƣớc ASEAN cũng đã đƣợc chú trọng để phục vụ du khách.

- Đầu tƣ phát triển ngành du lịch của tỉnh Đắk Lắk: Hiện nay, có 16 dự án đầu tƣ du lịch đang đƣợc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh triển khai đầu tƣ và thực hiện các thủ tục đầu tƣ, gồm: 10 dự án đầu tƣ du lịch đang trong quá trình thực hiện với tổng vốn đầu tƣ khoảng 3.159,16 tỷ đồng gồm các dự án: Đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh; điểm du lịch thác Krông Kmar; điểm nghỉ dƣỡng Ea Tam; điểm du lịch văn hóa Nay Thông; khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thƣợng - Dray Nur; khu sinh thái nghỉ dƣỡng Minh Quân; mở rộng khu sinh thái Sơn Thủy, phƣờng Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột; dự án đầu tƣ trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái tại xã Krông Á; điểm du lịch sinh thái văn hóa ẩm thực Ako Ea; khu vui chơi, giải trí văn hóa, thể thao, du lịch sinh thái tại phần mặt nƣớc và vùng hạ lƣu hồ thủy lợi Ea Đrăng.

- Nguồn nhân lực tham gia du lịch của tỉnh Đắk Lắk: Số lƣợng lao động trực tiếp phục vụ du lịch (phân theo độ tuổi, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học): Theo kết quả tổng hợp báo cáo nguồn nhân lực từ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến tháng 01/2020, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Đắk Lắk là 3.000 ngƣời.

Bảng 2.4. Thông tin về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk

Nội dung thông kê các tiêu chí Tổng số 1. Phân theo độ tuổi -Dƣới 30 tuổi -Từ 30 đến 50 tuổi -Từ 51 đến 55 tuổi ( đối với nữ)

-Từ 51 đến 60 ( đối với Nam)

2. Phân theo trình độ đào tạo Tiến sỹ Thạc sỹ -Đại học -Cao đẳng, trong đó -Trung cấp, trong đó -Khác

-Biết sử dụng ngoại ngữ vào công việc

-Không biết sử dụng ngoại ngữ 4. Phân theo trình độ tin học -Biết sử dụng máy tính vào công việc -Không biết sử dụng máy tính

+ Biên chế công chức, viên chức làm công tác du lịch tại các huyện, thị xã, thành phố còn thiếu và yếu, đa phần chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn về du lịch nên ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tham mƣu và triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc và công tác phát triển du lịch tại địa phƣơng.

+ Các cơ sở đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít, thiếu về cơ sở vật chất và không đủ giảng viên chuyên ngành, thƣờng phải hợp đồng với giảng viên ở các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh nên phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo và chi phí cao.

+ Ngành Du lịch Đắk Lắk đã chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đã đƣợc Trung ƣơng và tỉnh hỗ trợ kinh phí để thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ nhân viên du lịch. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 886/KH-UBND, ngày 13/2/2017 về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020. Đã triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng từ năm 2017 – 2020 đƣợc 31 lớp, 2.133 lƣợt học viên tham dự với tổng kinh phí 1,241 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nƣớc là 1.039 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác là 0,201 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng thƣờng xuyên quan tâm đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng quản lý để từng bƣớc đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp chƣa thật sự quan tâm

đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng trình độ, tay nghề cho lực lƣợng lao động mà chủ yếu còn làm theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên, nên kỹ năng nghề chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp trong lĩnh vực DLCĐ tuy đã có sự chuyển biến về kiến thức, kỹ năng phục vụ, song đa phần chƣa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, kiến thức, kỹ năng để phục vụ khách nghiên cứu văn hóa bản địa, giới thiệu quản bá về nét văn hóa truyền thống của địa phƣơng đối với du khách còn nhiều hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ để giao tiếp... đây cũng là yếu tố quan trọng để tạo nét hấp dẫn, thu hút khách du lịch ở thị trƣờng ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w