Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Theo Trần Ngọc Bích và cs (2016) [1]: Đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục,chiếm tỷ lệ 74,13%.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Theo Lê Văn Năm (1999) [9], viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo ra độc tố có hại cho tình trùng như: Spermiolisin (độc tố là tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi
25
trùng và cácđại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dạ con cũng dễ bị chết non.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [8] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho động dục thứ 2 - 3 trở đi.
Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [14] do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, thiếu protein, gluxit, lipit và các chất khoáng Ca, P, Iod, vitamin A, D dẫn đến cơ thể bị suy nhược không đủ chất nuôi thai, thai bị chết, đẻ non.