Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 39)

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản, đây vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lương chăn nuôi tốt nhất.

Theo Smith B.B. và cs. (1995) [16], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm gram dương.

Theo Urban và cs. (1983) [18], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu của lợn nái sinh sản, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu cuả lợn nái sắp sinh thường có chứa vi khuẩn E. coli,

Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.. Tuy nhiên, các nghiên cứu củacác tác giả khác lại cho rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi

26

khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smith B.B. (1995) [16], Taylor D.J. (1995) [17], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bi vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N. Mikhailov đã dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.

Theo Smith B.B. và cs. (1995) [16], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25 g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C.

27

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

-Đối tượng: lợn nái mang thai nuôi tại cơ sở.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm: trại Minh Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. -Thời gian tiến hành: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021.

3.3. Nội dung nghiên cứu

-Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang thai

- Theo dõi tình hình mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai tại trại

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

-Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái mang thai -Thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái mang thai. -Thực hiện công việc về chẩn đoán và điều trị bệnh.

-Thực hiện các công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp,làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức dõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công tác như sau:

28

Bảng 3.1. Lịch làm việc hàng ngày

Hàng ngày khi vào chuồng làm việc cần đi qua phòng sát trùng, mặc quần áo bảo hộ và đi ủng đã nhúng qua sát trùng rồi mới vào chuồng.

Lịch làm việc buổi sáng

Vào chuồng kiểm tra lợn. Sau đó đi cào phân, hót phân

Thử lợn, ép lợn Tra cám

Rửa, vệ sinh để phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cào phân, hót phân, quét màng nhện trong chuồng

Phối tinh cho lợn, thu dọn dụng cụ, hỗ trợ phối

Vệ sinh phòng tinh

Kiểm tra lại chuồng cuối buổi

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái mang thai

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái giai đoạn mang thai. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái giai đoạn mang thai được áp dụng theo đúng quy trình của công ty CP như sau:

Nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi thì thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng,nó ảnh hưởng trực tiếp đến đàn lợn, đòi hỏi người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và chủ động trong khâu thức ăn. Trong quá trình thực tập tại trại Minh Châu tôi đã cùng các cán bộ kỹ thuật, công nhân ở trại luôn đảm bảo đẩy đủ cám về

29

tiêu chuẩn cũng như khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa đẻ cho chúng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao

Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566F, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2- 2.5kg/con/ngày tùy theo thể trạng, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Bảng 3.2. Quy định khối lượng thức ăn cho chuồng bầu

Loại lợn

Đực hậu bị (Duroc) Đực khai thác

(Landrace) Nái hậu bị chờ phối (Landrace, Yorkshire)

Nái cai sữa (Yorkshire) Nái mang thai Nái hậu bị mang thai (Landrace, Yorkshire,

Nái dạ mang thai (Landrace, Yorkshire,

30

*Những ảnh hưởng của chế độ ăn không đúng đối với lợn nái chửa

- Cho lợn nái ăn quá nhiều

Về mặt kinh tế: Lãng phí tiền bạc

Về mặt kỹ thuật: Lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt 35 ngày sau khi phối giống). Dễ làm chân lợn yêu dần khi đến giai đoạn nuôi con sẽ đè chết con, tiết sữa kém trong thời kỳ nuôi con vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa làm cho lợn nái khó đẻ hoặc đẻ kéo dài

- Cho ăn thiếu so với nhu cầu

Lợn nái sẽ gầy dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật. Không đủ dự trữ cho kỳ tiết sữa dẫn đến năng suất sữa thấp hơn, lợn con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Thời gian động dục trở lại sau khi tách con kéo dài làm giảm số lứa đẻ trên năm và tăng thêm chi phí về thức ăn.Tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ cao dẫn đến giảm thời gian khai thác do sớm bị loại thải.

* Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng khép kín ngăn cách với môi trường bên ngoài, chuồng có hệ thống giàn mát, quạt thông gió, đèn chiếu sáng, trong mỗi một ô chuồng có một máng ăn, cứ 2 ô chuồng gần nhau lại có một núm uống tự động.

Chuồng được xây dựng đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chăm sóc nuôi dưỡng

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang thai được thực hiện như sau:

- Buổi sáng lên chuồng vào kiểm tra lợn có bị sảy thai, viêm, mủ… hay không sau đó đi cào phân trong chuồng, thử lợn ép lợn lên giống để phối, rửa, vệ sinh lợn phối sau đó hộ trợ lấy tinh lợn, tra cám cào phân trong chuồng, phối tinh cho lợn thu dọn đồ dụng cụ hỗ trợ hỗ trợ phối, xịt gầm, xịt máng… vệ sinh phòng tinh, hấp dụng cụ đựng tinh.

- Buổi chiều vào lật máng cho lợn ăn rồi đi kiểm tra lợn xem có lợn sảy thai, bỏ ăn, viêm mủ hay không. Cào phân trong chuồng, vào những buổi nắng nóng hoặc những hôm có lợn cai sữa thì tắm lợn, sau đó quay lại dãy phối thử lợn, ép lợn lên giống, cào phân vệ sinh chuồng, vệ sinh lợn phối, dọn dẹp phòng tinh, hộ trợ đẩy phân ra khu chứa và dọn vệ sinh ngoài chuồng.

- Chăm sóc lợn nái chửa:

+ Cho lợn yên tĩnh tuần đầu tiên sau khi phối giống.

+ Kiểm tra theo dõi lợn có chửa vào ngày thứ 21 và ngày thứ 42 sau khi phối xem có động dục trở lại không.

+ Tắm: 1 lần/ngày vào những ngày nắng nóng. Tắm chải cho lợn chửa là việc rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, gây cảm giác dễ chịu, lợn cảm thấy thoải mái, kích thích tăng tính thèm ăn, phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra việc tắm chải còn tạo điều gần gũi giữa người và lợn nái để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng.

+ Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Phun thuốc tiêu độc khử trùng 1 lần/ngày.

+ Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do tác động cơ hoành rất dễ sảy thai và đẻ non.

32

+ Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ.

3.4.2.4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái mang thai tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập tôi đã được tham gia và chẩn đoán một số bệnh sau:

* Bệnh viêm đường sinh dục

- Triệu chứng: Thường thấy ở lợn nái sau khi phối giống xong + Lợn kém ăn, và sốt cao, lợn khó chịu và stress.

+ Âm đạo có những chất nhờn đục trắng chảy ra liên tục và có mùi hôi tanh

- Chẩn đoán: lợn nái bị bệnh viêm đường sinh dục ở thể cấp tính - Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị.

+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, trong 2 ngày liên tục.

+ Hitamox LA: 1ml/10kg TT.

+ Oxytocin: 2ml/con.

+ Analgin: 1ml/10kg TT.

+ ADE + B.comlex: 1ml/10kg TT.

* Bệnh sảy thai và đẻ non

- Triệu chứng: Thường thấy trên lợn nái mang thai + Lợn bỏ ăn, sốt.

33

- Nguyên nhân: Lợn bị sảy thai do nhiễm vi khuẩn đường sinh dục

- Điều trị: +Tẩy uế sát trùng chuồng trại, có chế độ chăm sóc lợn hợp lý

+ Vệ sinh bộ phận sinh dục lợn trước khi phối. + Dùng các thuốc như sau:

 Thuốc tím 0,1% thụt rửa 1 lần/ngày  Nova – oxytocin: tiêm bắp 2-3 ml/lần/con  Hitamox LA : tiêm bắp 15-20 ml/lần/con  ADE + B.comlex: tiêm bắp 15-20 ml/lần/con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quy trình khác

* Phát hiện lợn nái động dục:

- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.

- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

*Xác định thời điểm phối giống

+ Lợn nái nội rụng trứng vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong thời gian động dục. Dẫn tinh vào ngày thứ 2 và thứ 3 sẽ cho kết quả tốt.

+ Lợn nái ngoại thường rụng trứng vào ngày thứ 3 và 4 trong thời gian

động dục, dẫn tinh vào ngày thứ 3 và 4 sẽ cho kết quả tốt. Cụ thể, người chăn nuôi có thể thực hiện cho từng đối tượng lợn nái với thời điểm như sau:

- Lợn cái hậu bị: ngay sau khi xác định lợn cái mê ì, phối lần 1 và phối nhắc lại sau 10 -14 giờ.

34

- Lợn nái dạ động dục và mê ì vào 3 – 4 ngày sau cai sữa: sau khi xác định heo mê ì 24 giờ phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12 giờ.

- Lợn nái động dục và mê ì vào 5 – 6 ngày sau cai sữa: sau khi xác định lợn mê ì 12 giờ phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12 giờ

*Kỹ thuật lấy tinh lợn đực

- Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ lấy tinh gồm có: cốc đựng tinh, vải lọc, găng tay, bình tia vòi cong. - Trình tự thao tác lấy tinh

 Đưa lợn đực giống vào nơi lấy tinh

 Đeo găng tay cao su mềm vô trùng

 Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra

 Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi giá nhảy và dùng bình tia rửa sạch.

 Kích thích lợn đực xuất tinh

 Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (Bỏ chất phân tiết ban đầu và keo phèn)  Đậy cốc hứng tinh, ghi số hiệu đực giống

 Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác  Vệ sinh cá nhân và thay quần áo

*Kỹ thuật phối giống

- Chuẩn bị dụng cụ

Cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau: lọ đựng tinh, xi ranh, ống dẫn tinh, giấy vệ sinh, dầu bôi trơn (vaseline), găng tay.

- Chuẩn bị Lợn cái

 Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ Lợn cái, nhất là bộ phận sinh dục.

 Kích thích Lợn cái từ 3 – 5 phút theo kiểu tỏ tình của Lợn đực bằng cách ngồi hay tỳ tay, đặt bao cát trên lưng Lợn nái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ).

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, panh, bông, nước muối sinh lý. Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

+ Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng hay vuốt hai bên hông 5 phút.

+ Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.

+ Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều

kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại trong 5 phút.

+ Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

Bước 6: Đuổi lợn đực qua kẹp với tỉ lệ 1:5 với nái đã đẻ và 1:1 với nái hậu bị.

Bước 7: Đeo bao lên lưng lợn sau khi phối xong tạo cảm giác mê ì cho lợn kích thích quá trình rụng trứng

Bước 8: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21- 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 39)