Để cải thiện được yếu tố này thì ngân hàng cần có những kế hoạch xây dựng các định mức tiêu hao, hoạch định các chi phí cụ thể và thường xuyên rà soát xem xét tính hợp lí của các khoản chi phí đồng thời kiểm soát chặt chẽ chúng. Nâng cao công việc dự báo, phân tích các biến động của chi phí phát sinh, tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra và tìm các phương án để xử lí hay dự phòng nó. Đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí lên hàng đầu và hạn chế tối đa việc lãng phí trong hoạt động của ngân hàng.
Phát triển khoa học công nghệ hiện đại hiệu quả để xử lí công việc khoa học, tiết kiệm tránh việc rườm rà mất thời gian và tốn nhiều chi phí phát sinh xử lí. Đồng thời xem xét các chi phí liên quan đến ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng trong
Sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía các ngân hàng nuớc ngoài khi họ có nhiều lợi thế về công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Một loạt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại vốn đã đuợc phổ biến và kiểm chứng trên nhiều quốc gia khác nhau sẽ đuợc tung ra trên thị truờng Việt Nam cho khách hàng sử dụng (ví dụ nhu các ngân hàng của Mỹ, Nhật và Singapore). Những lợi thế tạm thời của các ngân hàng Việt Nam sẽ dần mất đi. Điều này đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải sớm tiến hành thực hiện việc hiện đại hoá, nhanh chóng đua ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa... nhằm nâng cao chất luợng phục vụ cho khách hàng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các ngân hàng hiện đại muốn duy trì đuợc hệ thống hạ tầng cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các hoạt động của mình thì hàng năm họ phải đầu tu vào công nghệ là khoảng từ 3% - 5% tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng.
Đổi mới cơ cấu hoạt động của các NHTM, truớc hết là NHTM nhà nuớc. Một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu là đổi mới tổ chức bộ máy theo huớng NHTM hiện đại. Quá trình tiến hành cơ cấu lại tổ chức của các NHTM cần theo huớng thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của các NHTM theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế dần cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ hiện nay, đồng thời nâng cao trình độ quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, và kiểm soát nội bộ, nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập đoàn tài chính mạnh, có khả năng hoạt động nhu một ngân hàng quốc tế.
Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối có thể nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng đuợc các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tuơng lai. Đây cũng là mô hình tổ chức đang đuợc áp dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mô hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ đuợc tổ chức thành các khối cơ bản nhu khối ngân hàng bán lẻ; khối
ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài chính và khối quản lý vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được vận hành thông suốt.
Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt động của các NHTM cần xây dựng được các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biết chú trọng những vấn đề sau:
+ Đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho đơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhưng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.
+ Quản trị tín dụng: quản lý tín dụng nhằm mục đích hướng tới khác hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế.
+ Quản tri rủi ro: Các ngân hàng cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc hội đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo thông lệ quốc tế.
+ Quản trị nguồn vốn: quản lý vốn theo mô hình quản lý tập trung tại trụ sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nước ngoài cũng chư chịu trách nhiệm trong việc đầu tư nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nước ngoài ở các chi nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.