6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (2005).
Rủi ro tín dụng ngân hàng có thể được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu, là tỷ số của tổng nợ xấu chia cho tổng tài sản (Somanadevi Thiagarajan, 2011). Tiêu chí đo lường này xét đến vấn đề tài sản hoạt động không hiệu quả dẫn đến những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên sẽ phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013) xem nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, nhưng qui định nợ từ nhóm 2 trở đi phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó tôi đo lường các tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng theo phương pháp của Somanadevi Thiagarajan (2011) theo các biến như sau:
• NPL - Tài sản hoạt động không hiệu quả
The Non-Performing Loans (NPL) là tài sản hoặc khoản nợ của người đi vay được ngân hàng phân loại là tài sản dưới tiêu chuẩn hoặc tài sản đáng ngờ.
Theo Somanadevi Thiagarajan (2011), NPL không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Khi cho vay và các khoản tạm ứng do các ngân hàng thực hiện nếu không có hiệu quả thì chúng sẽ trở thành “tài sản hoạt động không hiệu quả”. Một số nghiên cứu khác đo lường rủi ro tín dụng qua tỷ lệ nợ xấu chia cho tổng tài sản của ngân hàng (Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Nabila Zribi & Younes Boujelbène (2011). Quan điểm này cho rằng dư nợ cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản nên có thể sử dụng trực tiếp giá trị tổng tài sản để tính rủi ro.
(NPLi, t ) là tỷ lệ giữa các khoản nợ có vấn đề trên tổng tài sản của ngân hàng nhóm i trong năm t, tôi đã sử dụng phép biến đổi logarit của NPL hiện tại. Độ trễ NPL (NPL i,t-T) có thể ảnh hưởng tích cực đến mức NPL hiện tại bởi vì các vấn đề cho vay trong một năm là không bị xóa hoàn toàn và có tác dụng chuyển tiếp.
H1: Độ trễ của tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t-ι) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+)
NPL M =
định số tiền được cho vay ra bên cạnh các công cụ điều tiết cung tiền khác như điều chỉnh trần lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,..
Nếu như NHNN không quy định về con số tăng trưởng tín dụng hàng năm thì NHTM để tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ tăng số tiền cho vay ra tới vô cùng. Chỉ cần khoảng chênh lệch giữa huy động và cho vay xảy ra thì khi tăng tổng cho vay tới vô cùng thì ngân hàng đó sẽ có lợi nhuận tăng vô cùng. Điều này tất yếu dẫn tới việc cho vay dưới chuẩn dẫn tới nợ xấu ngân hàng.
Berger và Udell (2004) nghiên cứu rằng các khoảng thời gian cho vay liên tiếp trong quá khứ có thể là yếu tố góp phần khiến các ngân hàng tích lũy các khoản nợ xấu trong tương lai và điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản chất chu kỳ của việc tích lũy các khoản nợ xấu là giá trị của tài sản thế chấp bị xói mòn và có sự sụt giảm tổng thể trong tiêu chuẩn tín dụng (Gabriel et al. 2006)
Tăng trưởng tín dụng trong một năm ( t) có thể có ảnh hưởng đến các khoản nợ vỡ nợ trong những năm tiếp theo ( t-1) do nhu cầu tín dụng của các ngân hàng trong thời kỳ bùng nổ cần xem xét các tiêu chí tín dụng nghiêm ngặt hơn. Do đó, tôi sử dụng tốc độ tăng cho vay hiện tại (ALOANS i,t) và tốc độ tăng cho vay (ALOANS ɪ,t-i) của các ngân hàng trong một năm trước đó.
H2: Tốc độ tăng cho vay hiện tại (ΔLOANS i,t) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+)
H3: Tốc độ tăng cho vay của các ngân hàng với độ trễ một năm (ΔLOANSi,t-ι) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+)
ALOANS i,t = -Dư nợ cho vay i,t Dư nợ cho vay i,t-1 Dư nợ cho vay i,t-1 Dư nợ cho vay i,t-2
ΔLOANS i,t-1=Dư nợ cho vay i,t-1Dư nợ cho vay i,t-2 Dư nợ cho vay i,t-2 Dư nợ cho vay i,t-3 • INELF - Hiệu quả sử dụng chi phí
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, phải thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, quản trị chi phí bỏ ra khi sử dụng tài sản. Nếu ngân hàng đầu tư vào tài sản quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa tài sản, gây lãng phí về vốn trong xã hội. Ngược lại, nếu đầu tư quá ít vào tài sản sẽ làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư vào tài sản ở mức hợp lý cần được quan tâm theo dõi và điều chỉnh. Daniel Foos & ctg (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại 16.000 ngân hàng giai đoạn 1997-2007, thuộc 16 quốc gia có ngành tài chính phát triển như Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu. Nghiên cứu đã cho thấy giảm thiểu được phần chi phí sử dụng không hiệu quả và tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng sau hai và ba năm.
Vì vậy (INEFFj,/) hiệu quả sử dụng chi phí là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của ngân hàng và các vấn đề quản lý rủi ro của ngân hàng, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Tăng trưởng tín dụng sẽ được quản trị tốt hơn.
H4: Hiệu quả sử dụng chi phí (INEFFi, t) có tác động ngược chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (-)
này hàm ý rằng, các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng nhỏ do mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn (Sanya & Wolfe, 2011). Hơn thế, với mức độ tín nhiệm cao hơn thì khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn so với các NHTM nhỏ. Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng (Sanya và Wolfe 2011; Chiorazzo và cộng sự 2008; DeYoung và Rice 2004). Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Meslier và cộng sự (2014) cho kết quả mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tôi ủng hộ quan điểm ngân hàng quy mô lớn có khả năng mở rộng kinh doanh tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn
nên sẽ tăng hiệu quả kinh doanh và giảm rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, luận án đưa ra giả thuyết:
H5: Quy mô tài sản (SIZEi, t) có tác động ngược chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (-)
Vì vậy, (SIZEi,t) quy mô ngân hàng được xem là một yếu tố cụ thể khác của ngân hàng có thể có ảnh hưởng gián tiếp về mức độ của các khoản vay có vấn đề.
SIZEi,t = Logar ĩt( Tông tài sản)
• GDP - Tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng GDP thực tế cung cấp thông tin về sự phát triển kinh tế của một đất nước qua các năm các giai đoạn. Do đó, việc tăng tỷ lệ GDP thực tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tài chính do khả năng trả nợ của người dân tăng lên. Vì vậy tăng trưởng GDP cao hơn sẽ có mối tương quan nghịch với NPA hiện tại.
Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002) sử dụng số liệu của 1.419 ngân hàng từ 45 quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian 1988-1999, nghiên cứu của Vicente Salas & Jesús Saurina (2002) ở các ngân hàng ở Tây Ban Nha, đã tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng ngân hàng . Các nghiên cứu này chứng minh rằng hoạt động của các khách hàng đang vay tiền có chiều hướng khả quan hơn khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường vĩ mô thuận lợi sẽ góp phần làm tăng khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng
n Vì vậy, tôi đã bao gồm sự thay đổi của GDP ở năm t so với năm t-1 (ΔGDP
i,t) và độ trễ của GDP ở năm t-1 so với năm t-2 (ΔGDP i,t-i) như các biến độc lập.
H6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (∆GDPi,t) có tác động ngược chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (-)
H7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm (∆GDPi,t-ι) có tác động ngược chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (-)
• INFLA - Lạm phát
Theo Wikipedia, lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc.
Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia, do đó ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ. Vì vậy, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng tích cực đến các khoản vay có vấn đề do khả năng trả nợ giảm.
Khung lý thuyết về các yếu tố kinh tế vĩ mô của rủi ro tín dụng dựa trên lý thuyết vòng đời tiêu dùng do Franco Modigliani và sinh viên Richard Brumberg của ông phát triển vào đầu những năm 1950 (Deaton, 2005) và được mở rộng thêm bởi Lawrance (1995). Lý thuyết giải thích rằng rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và lượng khoản vay đã thực hiện (yếu tố cụ thể của ngân hàng).
Do đó tôi đã dùng biến lạm phát hiện tại (INFLAj√) có ảnh hưởng như thế nào
đến NPL.
H8: Tỷ lệ lạm phát hiện tại (INFLA i,t) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+)
Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2010-2020
Boujelbène, 2011)
Biến độc lập
1 NPLi, t-1
(Somanadevi Thiagarajan, 2011); (Luc Laeven & Giovanni Majnoni, 2002);
(Nabila Zribi & Younes _____Boujelbène, 2011)_____
+ (Nợ xấu i,t-1)/(Tổngtài sản i,t-1)
2 ΔLOANSi, t (Berger và Udell, 2004);
(Gabriel et al., 2006) +
[(Dư nợ cho vay i,t)/(Dư nợ cho vay i,t-
1)] - [(Dư nợ cho vay i,t-1)/(Dư nợ cho vay
i,t-2)]
3 ΔLOANSi, t-1 (Berger và Udell, 2004);
(Gabriel et al., 2006) +
[(Dư nợ cho vay i,t- 1) /(Dư nợ cho vay
i,t- 2) ] - [(Dư nợ cho
vay i,t-2)/(Dư nợ
cho vay 4 INEFFi,t (Daniel Foos & ctg, 2010) - i,t)/(Tổng thu nhập i,t)(Tổng chi phí
6 ∆GDPi, t Majnoni, 2002); (Vicente Salas & Jesús Saurina, __________2002)__________
-
7 ∆GDPi, t-1
(Luc Laeven & Giovanni Majnoni, 2002); (Vicente Salas & Jesús Saurina, __________2002)__________
-
8 INFLAi, t (Deaton, 2005); (Lawrance,
Nghiên cứu tiến hành ước lượng hôi quy dữ liệu bảng, thu thập dữ liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) từ năm 2010 đến 2020.
Dữ liệu được thu thập từ công trang điện tử công bố thông tin được tác giả tông hợp lại các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính được công bố công khai trên website của ngân hàng hoặc công thông tin điện tử công bố thông tin. Các chỉ số hoàn toàn được tính từ số liệu trong báo cáo tài chính.
về phương pháp xử lý dữ liệu, tác giả đã tiến hành phân tích hôi quy OLS- Ước lượng mô hình ảnh hưởng Ramdom trên dữ liệu bảng để xác định các dấu hiệu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ngân hàng Agribank từ năm 2010 đến năm 2020. Tác giả sử dụng hôi quy dữ liệu Panel cho tập dữ liệu đã thu thập như trên.
Trên cơ sở phân tích dữ liệu và kỹ thuật phân tích định lượng theo mô hình hồi quy, tác giả có thể tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank trong giai đoạn này. Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động quản trị tín dụng tại Agribank giai đoạn 2011-2020, từ đó góp phần định hướng và giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong hoạt động tín dụng của Agribank trong thời gian gần đây. Do đó, nó có thể cải thiện hoạt động tín dụng của Agribank trong tương lai, góp phần khắc phục sự cố của hệ thống Agribank khắp cả nước và giúp hệ thống phát triển hoạt động ngân hàng an toàn và bền vững. Từ đó, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới. Trên cơ sở phân tích ý kiến, mô hình và kết quả của các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế giới, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng và kỹ thuật phân tích hồi quy, mô hình phù hợp nhất để phân tích dữ liệu bảng được hình thành với N- đối tượng (N = 1) và T-time (T = 10 năm) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank giai đoạn 2010-2020.
2.4Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện luận án nay, các quy trình nghiên cứu được thực hiện các bước chính như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã xác định vấn đề nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Bước 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Từ vấn đề nghiên cứu ở bước 1, tác giả thực hiện tìm hiểu các cơ sở lý thuyết cùng với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về ảnh hưởng của thanh khoản
I
Bước 2
Tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết
đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua cơ sở lý thuyết và đánh giá tổng quan về nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Các dữ liệu của Agribank được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Dựa trên dữ liệu này, luận án tính toán các số liệu cần thiết cho việc chạy mô hình nghiên cứu. Cách tính các biến được trình bày rõ ở phần sau.
Bước 4: Chạy mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu. Khóa luận này được thực hiện kiểm định mô hình hồi quy trên phần mềm Stata 14.
Bước 5: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank, đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan.
Bước 6: Kết luận và gợi ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn