6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy cho thấy, với dữ liệu thu thập được trong phạm vi nghiên cứu, tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t), biến phụ thuộc này đại diện cho rủi ro tín dụng cho ra kết quả ước lượng gần như không tương đồng nhau về số lượng biến có mối quan hệ tác động giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo đó :
2 ΔLOANSi, t + 3 ΔLOANSi, t-1 + + 4 INEFFi,t - 5 SIZEi, t - 6 ∆GDPi, t - 7 ∆GDPi, t-1 - 8 INFLAi, t + +
mức NPL hiện tại bởi vì các vấn đề từ tài sản hoạt động không hiệu quả trong một năm là không bị xóa bỏ hoàn toàn mà còn tác dụng chuyển tiếp qua các năm sau đó. Kết quả này đúng với giả thiết của Theo Somanadevi Thiagarajan (2011), khi cho vay và các khoản tạm ứng do các ngân hàng thực hiện nếu không có hiệu quả thì
chúng sẽ trở thành “tài sản hoạt động không hiệu quả” và ảnh hưởng lâu dài đến không chỉ ngân hàng mà còn toàn nền kinh tế.
Tốc độ tăng cho vay hiện tại (ΔLOANS i,t) không có tác động đến tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t). Kết quả này không trùng khớp với giả thiết: Bản chất chu kỳ của việc tích lũy các khoản nợ xấu là giá trị của tài sản thế chấp bị xói mòn và có sự sụt giảm tổng thể trong tiêu chuẩn tín dụng (Gabriel et al. 2006).
Bên cạnh đó, Tốc độ tăng cho vay của các ngân hàng (ΔLOANSi, t-1) có ảnh hưởng cùng chiều đến NPLi,t. Điều này thể hiện rằng khi tốc độ cho vay tăng quá nhanh và không có sự kiểm soát hợp lý, theo thời gian sẽ trở nên lạm dụng, không còn rõ ràng mục đích vay ban đầu, sẽ gây ra nợ xấu, nợ quá hạn, trở thành rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Kết quả này đúng với giả thiết của Berger và Udell (2004) :khoảng thời gian cho vay liên tiếp trong quá khứ có thể là yếu tố góp phần khiến các ngân hàng tích lũy các khoản nợ xấu trong tương lai và điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo kết quả hồi quy Hiệu quả sử dụng chi phí (INEFFi, t) không có tác động đến tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t). Theo như nghiên cứu tham khảo của Daniel Foos & ctg (2010) cho thấy giảm thiểu được phần chi phí sử dụng không hiệu quả và tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng sau hai và ba năm. Kết quả này đã đi ngược với giả thuyết ban đầu của tác giả là Hiệu quả sử dụng chi phí làm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Quy mô ngân hàng (SIZEi, t) không có tác động đến NPLi,t, cho thấy khi ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận, tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng và nhưng lại không tác dụng đến rủi ro tín dụng. Điều này không đúng với giả định ban đầu là Quy mô ngân hàng ảnh hưởng ngược chiều với Tài sản hoạt động không hiệu quả. Kết quả nghiên cứu ngược với giả định của Sanya và Wolfe 2011; Chiorazzo và cộng sự 2008; DeYoung và Rice 2004 với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về
tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng dẫn đến làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Kết quả mô hình chỉ ra rằng Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (ΔGDPi,t)
và Tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm (∆GDPi, t-1) không có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLit). Nhưng theo nghiên cứu của Vicente Salas & Jesús Saurina (2002) ở các ngân hàng ở Tây Ban Nha, chứng minh rằng hoạt động của các khách hàng đang vay tiền có chiều hướng khả quan hơn khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường vĩ mô thuận lợi sẽ góp phần làm tăng khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng. Kết quả này đã đi ngược với giả thiết ban đầu của tác giả là Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành càng tăng thì càng làm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ lạm phát (INFLAi, t) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t) cho thấy rằng Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia, do đó ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ. Vì vậy, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng tích cực đến các khoản vay có vấn đề do khả năng trả nợ giảm. Kết quả này tương tự với giả thiết của tác giả về sự đồng điệu của Tỷ lệ lạm phát và Tài sản hoạt động không hiệu quả.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Nghiên cứu: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2010-2020” sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính thu thập từ ngân hàng Agribank trong giai đoạn sau khung hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2010-2020 để kiểm định tác động ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu sử dụng chỉ số tài sản hoạt động không hiệu quả ( NPLi,t) để đại diện cho rủi ro tín dụng. Tám biến giải thích bao gồm: Tài sản hoạt động không hiệu quả với độ trễ một năm (NPLi,t-ι), Tốc độ tăng cho vay hiện tại (ΔLOANSi,t ), Tốc độ tăng cho vay của các ngân hàng với độ trễ một năm (ΔLOANSi, t-1), Hiệu quả sử dụng chi phí (PNEFFi, t), Qui mô ngân hàng (SIZEi, t), Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (ΔGDPi,t), Tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm (ΔGDPi, t-1), Tỷ lệ lạm phát (INFLAi, t). Sau khi tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy bằng phương pháp FGLS và kiểm định mô hình, phương pháp hồi quy có dạng như sau:
NPLi,t = -0.7379502 + 0.9755924* NPLi,t-1 + 0,1006893* ΔLOANSi, -1+
0.3903744*INFLAi, t
Từ phương trình hồi quy, thấy được rằng đối với biến đại diện rủi ro tín dụng là tài sản hoạt động không hiệu quả (NPLi,t) thì có sự tác động phân hóa rõ rệt. Khi Tài sản hoạt động không hiệu quả với độ trễ một năm có tác động cùng chiều với hệ số là 0.9755924, Tốc độ tăng cho vay với độ trễ một năm tác động cùng chiều với hệ số là 0,1006893. Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với hệ số 0.3903744.
Nhìn chung kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank thông qua chỉ số NPLi,t có sự không tương đồng. Trước hết, rủi ro tín dụng có sự tác động thông qua các chỉ số: Tài sản hoạt động không hiệu quả với độ trễ một năm (NPLi,t-ι), Tốc độ tăng cho vay của các ngân hàng với độ trễ một năm (ΔLOANSi, t-1), Tỷ lệ lạm phát (INFLAi, t). Tất cả 3 yếu tố đó đều là gốc rễ làm tác động tăng/giảm đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank.
Đồng thời, kết quả hồi quy cho thấy:
H1: Độ trễ của tài sản hoạt động không hiệu (NPLi,t-ι) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+).
H3: Tốc độ tăng cho vay với độ trễ một năm (ΔLOANSi, t-1) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả (+)
H8: Tỷ lệ lạm phát hiện tại (INFLAi, t) có tác động cùng chiều đến tài sản hoạt động không hiệu quả(+)
Bên cạnh đó có các giả thuyết đưa ra ở Chương 2 chưa có sự trùng khớp với kết quả hồi quy, theo mô hình biến phụ thuộc NPLi,t thì các hệ số sau đây có kết quả không thể thống kê:
H2: Tốc độ tăng cho vay hiện tại (ΔLOANSi,t) H4: Hiệu quả sử dụng chi phí (INEFFi, t) H5: Quy mô tài sản (SIZEi, t)
H6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (ΔGDPi,t) H7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm (ΔGDPi, t-1)
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC
Từ kết quả nghiên cứu đạt được, Chương 5 đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như cơ quan quản lý để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, đồng thời đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
Để đạt được mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu, Agribank cần đề ra các giải pháp cơ cấu lại hệ thống của các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2010 - 2020. Giải pháp cho mục tiêu trên bao gồm: đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Agribank cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, cụ thể hơn để có thể giảm thiếu tỷ lệ Tài sản hoạt động không hiệu quả:
- Xác lập mục tiêu tín dụng, trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được
- Xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định mới pháp luật Việt Nam và với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế
- Chất lượng của dự nợ tín dụng không chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu
đã mua; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang.
Như kết quả nghiên cứu ở các chương trên, Agribank cần giảm Tốc độ cho vay qua từng năm để giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng các phương án:
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay để không vay ồ ạt một nhóm đối tượng, hay một nhóm tài sản chuyên mang lại nợ xấu cho Ngân hàng: bên cạnh việc cho vay trực tiếp với những khách hàng, cần tăng cường việc cho vay hợp vốn với các dự án lớn mà một mình ngân hàng khó có thể kham nổi (tăng cường các hợp đồng đồng tài trợ). Mở rộng các nghiệp vụ cho vay bất động sản, cho vay trả góp...
- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát, kiểm tra và kiểm toán các đối tượng cho vay và cả nội bộ. Tăng cường tập trung chỉ đạo công tác kiểm toán để nhìn nhận một cách khách quan thực trạng tài chính của các doanh nghiệp vay vốn cũng như đơn vị mình.
- Để giúp tín dụng được nâng cao, cho vay được giảm thiểu rủi ro thì Agribank cần nâng cao trình độ đội ngũ tín dụng: con người là nhân tố mấu chốt của mọi thắng lợi, trình độ của cán bộ ngân hàng được nâng cao. Có trình độ chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động tín dụng, được trang bị những kiến thức về sự phát triển của kinh tế thị trường.
- Các cấp lãnh đạo nên tập trung triển khai rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; tăng cường năng lực định giá, đánh giá tài sản; thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu;
Bên cạnh đó dù theo kết quả nghiên cứu Quy mô ngân hàng không có tác động đến rủi ro tín dụng nhưng với sư tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh, Agribank cần mệnh tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn.
Khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn lạm phát ngày càng tăng qua các năm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu thì Agribank cần
- Phát triển hệ thống đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Đối với cơ quan quản lý là ngân hàng nhà nước dựa trên tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng để đưa ra các chính sách kinh tế khi có biến động tỷ giá hay lạm phát trong nền kinh tế và hạn mức cho vay phù hợp để các ngân hàng giữ mức an toàn hệ thống
Hệ thống các NHTM đang tăng cường đổi mới công nghệ ngân hàng để đi kiệp với xu hướng hiện đại hóa, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cũng là yếu tố gián tiếp tạo ra nợ xấu nếu ngân hàng có nội tại không tốt về công nghệ, do đó cần Agribank
- Trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để ngân hàng Agribank hội nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế.
- Hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và tăng cường cạnh tranh để có thị phần khách hàng lớn trong hệ thống ngân hàng quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), “Thông cáo báo chí về điều hành
chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu nãm, giải pháp trong 6 tháng
cuối năm 2012”.
3. Nguyễn Thị Thái Hưng (2012), “Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng, (20).
4. Trần Việt Hưng (2020), “Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng ngân hàng thương mại việt nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế.
5. Võ Thị Quý (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường đại học Mở TP.HCM.
6. Báo cáo thường niên của AGRIBANK: Từ năm 2010 đến năm 2020 (10 năm)
7. Admin (2019), “ Hồi quy ols đa biến stata kiểm tra sai phạm - khuyết tật”, Solieu.vip.
8. Lê Thái, H. (2017), ““Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank thành phố Cần Thơ”
9. Bùi Hữu Phước, Ngô Văn Toàn, (2017), “Đánh giá rủi ro tín dụng bằng mô hình hồi quy đa thức: thực nghiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần”. 10. Quốc Hội Việt Nam. (2010). Luật các tổ chức tín dụng
12. Nguyễn Tuyết Anh (2021), “Rủi ro tín dụng là gì? Cách phân loại rủi ro tín dụng”, Luanvan1080.com.
13. Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017), “Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tapchitaichinh.vn
14. Trần Chí Chinh 2012, “Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (77).
15.Chính phủ 2012, Quyết định số 254/QĐ-TTG.
16.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
17.Nguyễn Trí Hiếu 2012, “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng V
quyết nợ xấu ở tầm quốc gia”, Tạp chí Ngân hàng, (14).
18.Trần Chí Chinh 2012, “Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng
Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (77).
19. Trần Việt Hưng (2015), Nợ xấu: mối lo của toàn nền kinh tế và những giải pháp trong thời gian tới. Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,7/2015
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Mohammed Amidu, Robert Hinson, (2006), Credit risk, capital structure and lending decisions of banks in ghana.
2. Abhiman Das & Saibal Ghosh 2007, “Determinants of credit risk in Indian state owned banks: An empirical investigation”, MRPA Paper, (17301).
3. Changjun Zheng , Niluthpaul Sarker and Shamsun Nahar, (2018), Factors affecting bank credit risk: An empirical insight.
4. Somanadevi Thiagarajan, S. Ayyappan, A. Ramachandran 2011, “Credit Risk Determinants of Public and Private Sector Banks in India”, European Journal
of Economics, Finance and Administrative Sciences, (34).
5. Luc Laeven & Giovanni Majnoni 2002, “Loan Loss Provisioning and