Mô hình nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHINHÁNH SÀI GÒN 10598543-2379-012117.htm (Trang 30)

Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định các thành phần của các khái niệm nghiên cứu: mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm định khoản vay, chính sách ngân hàng, thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm với các chuyên gia.

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định tính

Hiện tại có ba cách để có được thang đo: (1) Sử dụng thang đo có sẵn, đã được chứng minh trước đó; (2) Sử dụng thang đo đã có sẵn, đã được xây dựng nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu; và (3) Xây dựng thang đo hoàn toàn mới

Tác giả thực hiện nghiên cứu này theo cách tiếp cận thứ (2) ở trên. Dựa trên các nghiên cứu cũng như thang đo về mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm khoản vay, chính sách ngân hàng, thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch đã

được xây dựng, tiêu biểu là thang đo Linda Allen (2003), Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007), Santiago Fernandez de Lis, Jorge Martinez Pagés and Jesús Saurina (2000), Okumu Argan Wekesa (2010), Marjo Horkko (2010), tác giả hình thành nên thang đo mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm khoản vay, chính sách ngân hàng, thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch đối với ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm (thang đo nháp 1).

Tuy vậy, những nghiên cứu này là những nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia phát triển và có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc nghiên cứu. Vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn tay đôi cùng các chuyên gia (danh sách chuyên gia ở phụ lục 1a và phụ lục 1b) để điều chỉnh các thang đo, các biến quan sát cho phù hợp với trường hợp NHTMCP tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này được thực hiện thông qua ba bước sau:

Bước 1: Tác giả tiến hành nghiên cứu thang đo từ những nghiên cứu trước từ các thang đo trước đó. Thực hiện thảo luận nhóm nhằm gợi mở những câu hỏi xoay quanh các khái niệm cần xây dựng. Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, các đối tượng thảo luận sẽ được gợi ý những câu hỏi mở mà không cần phải chuẩn bị trước điều gì, chỉ cần trả lời theo những gì họ nghĩ. Dàn bài thảo luận nhóm vả kết quả được trình bày ở phụ lục 2b.

Bước 2: Phỏng vấn tay đôi cùng các chuyên gia nhằm điều chỉnh thang đo phù hợp với nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu. Dàn bài phỏng vấn sâu được thiết kế dựa trên những nội dung và phát biểu mô tả các khái niệm đã có từ những nghiên cứu trên thế giới. Các đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn trong nghiên cứu này bao gồm ba giảng viên, ba nhà quản trị làm việc ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các đối tượng được phỏng vấn sâu không trùng lặp với bước 1.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng tham gia trong bước 1 và bước 2:

- Giảng viên: Là những người có trình độ học vấn cao học trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thương hiệu, marketing ở một số trường đại học khu vực TP.HCM.

MÃ HÓA ______________________CÁC PHÁT BIỂU______________________ _______________MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY_______________ MDSD1 1. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích____________________ MDSD2 2. Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích_______________ QUYTRÌNHTHẲMĐỊNH KHOẢN VAY________________ QT1 1. Quy trình thẩm định nhanh__________________________________ QT2 2. Quy trình thẩm định trung bình_______________________________ QT3 3. Quy trình thẩm định chậm____________________________________ CHÍNH SÁCH NGÂN HÀNG

CS1 1.Quy định liên quan rõ ràng___________________________________ CS2 2. Quy định về thư tín dụng chặt , chẽ_____________________________ CS3 3.Các quy định của ngân hàng đều được khách hàng chấp nhận________ CS4 4. Khách hàng không phàn nàn về thủ tục tại MB___________________

THQNG TIN TỪ KHÁCH HÀNG

TT1 1.Khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ___________________________ TT2 2.Khách hàng luôn ở trạng thái hợp tác___________________________ TT3 3.Thông tin nhận được luôn chính xác____________________________

LỊCH SỬ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG

LSTD1 1. Khách hàng chưa có lịch sử tín dụng___________________________ LSTD2 2. khách hàng đã có lịch sử tín dụng_____________________________

__________________THÓI QUEN GIAO DỊCH__________________

TQ1 1.Khách hàng luôn đặt nặng thói quen lên trên hết________ __________ τQ2 2.Khách hàng chấp nhận rủi ro cảnh báo vì giao dịch đã nhiều lần______

19

chuyên viên khách hàng đang công tác tại ngân hàng

Bước 3: Thử nghiệm những mẫu câu hỏi mà khách hàng cảm thấy khó hiểu được khảo sát thử và các khách hàng này được khuyến khích đưa ra nhận xét và đưa ra góp ý, chỉnh sửa cho bất kỳ câu hỏi nào mà họ thấy mơ hồ hoặc khó trả lời. Kết quả cho thấy thử nghiệm này đem lại một số điểm nhỏ cần chỉnh sửa để phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện từ 15/5/2021 đến 22/05/2021.

3.3 Ket quả kiên cứu định tính và đề xuất thang đo

Từ cơ sở lý thuyết ở chương 2 cũng như trong phần thảo luận nhóm, nghiên cứu đã đề xuất được 6 khái niệm nghiên cứu, đó là mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm khoản vay, chính sách ngân hàng, thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch. Thang đo được điều chỉnh để phù hợp với ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank). Kết quả như sau:

3.3.1 Điều chỉnh thang đo

Từ những nghiên cứu gốc cộng với những tài liệu tham khảo đã được trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất các phát biểu về rủi ro hoạt động tín dụng gồm 20 biến quan sát tương ứng với các câu hỏi như sau:

20

τQ3 3.Khách hàng bỏ qua sự tư vấn vì quan hệ thương mại_______________

_______________RỦI RO HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG

HDTD1 1. Hoạt động tín dụng đang phát triển theo hướng tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng________________________________________ HDTD2 2. Hoạt động cho vay luôn được ngân hàng chú trọng với nhiều chính

sách kinh doanh_____________________________________________ HDTD3 3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được khách hàng tin cậy và

3.4.1 Mầu nghiên cứu

Kích thước mẫu nghiên cứu:

Theo Hair Aderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát của mô hình. Likewise, Comfrey và Lee (1992) kiến nghị kích thước mẫu tốt cho tất cả các nghiên cứu định lượng là 500.

Sau khi xây dựng được thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tác giả tiến hành khảo sát các chuyên viên làm việc tại MB Bank thuộc chi nhánh Sài Gòn. Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng 2 hình thức: Khảo sát trực tiếp thông qua phát phiếu câu hỏi được in trên giấy cho khách hàng và khảo sát trực tuyến thông qua việc gửi bảng câu hỏi đến Hộp thư điện tử của nhân viên nhân hàng hoặc qua các phương tiện xã hội khác; trong đó hình thức khảo sát trực tiếp được ưu tiên nhằm đảm bảo sự khách quan, công tâm của khách hàng khi trả lời.

Việc lấy mẫu chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng, kích thước mẫu và lựa chọn phương pháp lấy mẫu (Zikmund, 2003). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), việc xác định được kích thước mẫu là việc khá khó khăn trong nghiên cứu khoa học. Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (phân tích EFA, CFA, hồi quy, ...), độ tin cậy cần thiết. Cũng có nhiều mặt trái đằng sau việc quyết định kích thước mẫu. Chẳng hạn như kích thước mẫu càng lớn thì càng tốn thời gian và chi phí.

Theo Hair & ctg (2006), để sử dụng phương pháp phân tích khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu phải là 5:1, nghĩa là cần tối thiểu là 5 quan sát cho 1 biến đo lường. Với tổng biến quan sát là 38 thì khi tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất sẽ là 38 x 5 = 190.

Theo Tabachnick & Fidell (2007) để chọn mẫu trong phân tích hồi quy đa biến cần phải đảm bảo công thức n ≥ 8p + 50. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình (với tổng biến độc lập là 38, cỡ mẫu ít nhất là 8*38+50 = 354). Green (1991) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7.

Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát tổng cộng 210 chuyên viên là nhân viên đang công tác tại NHTMCP Quân Đội - chi nhánh Sài Gòn

3.4.2 Lựa chọn đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát của khóa luận hướng đến là các chuyên viên đã và đang công tác tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Sài Gòn.

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian khảo sát

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu, nhưng dùng phổ biến nhất vẫn là khảo sát trên giấy và khảo sát trực tuyến (thông qua mạng xã hội, hộp thư điện

tử, google docs,...). Phương pháp khảo sát trên giấy là phương pháp thu nhận được những kết quả khách quan nhất, tuy nhiên những khảo sát trên giấy thường tốn công sức và thời gian. Phương pháp khảo sát trực tuyến là phương pháp hướng đến những đối tượng biết sử dụng công nghệ vào công việc, ưu điểm của phương pháp này là nhanh, ít tốn thời gian, công sức và đem lại kết quả ngay sau khi khảo sát.

Nhằm đáp ứng được độ chính xác và độ phù hợp của dữ liệu đối với nghiên cứu, tác giả chủ yếu khảo sát trên phương pháp khảo sát trực tuyến để đáp ứng được những yếu tố ít tốn thời gian và tiếp cận được nhiều chuyên viên tại ngân hàng.

Phương pháp khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thực hiện trong vòng 5 tuần, từ đầu tháng 5/2021 đến cuối tháng 6/2021.

3.5 Phân tích dữ liệu

3.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan so với biến tổng (Item-to- total) được sử dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo, từ đó loại các biến không phù hợp. Hệ số Cronbach Alpha Item Deleted giúp loại bỏ các biến mà sự tồn tại của nó sẽ làm giảm hệ số tin cậy của mô hình. Theo đó, các biến quan sát có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0.3 bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu lớn hơn 0.6.

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha để loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, đề tài tiếp tục sử dụng phân tích EFA để xem xét mức độ phù hợp qua các biến còn lại. Các điều kiện đánh giá gồm:

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): hệ số tương quan giữa các nhân tố. Hệ số

này cho biết sự liên hệ chặt chẽ giữa các biến với nhau và phải thoả điều kiện lớn hơn 0.5 (Nguyễn, 2011).

- Kiểm định Bartlett và hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để xem xét sự

thích hợp của EFA. Theo đó:

H0: các biến quan sát có tương quan với nhau.

EFA được cho là thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 và có ý nghĩa thống kê khi

Sig < 0.05. Trong trường hợp KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không

thích hợp với dữ liệu (Hoàng & Chu, 2008).

Tiêu chuẩn rút trích nhân tố Engenvalue, các nhân tố chỉ được rút trích tại

Engenvalue ≥ 1, khi đó nhân tố rút trích ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt hơn biến

gốc và chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Anderson & Gerbing, 1988).

3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến

• Phân tích tương quan

Bước đầu, đề tài kiểm định mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua hệ số tương quan Pearson. Theo Hoàng & Chu (2008), giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Sau khi phân tích và so sánh điều kiện EFA, tác giả tiến hành điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu. Thang đo hoàn chỉnh được đưa vào phân tích hồi quy đa biến với đầu vào là số nhân tố đã được xác định nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với hoạt động cho vay KHCN chi nhánh Thủ Thiêm.

• Phân tích hồi quy

Theo Cooper, Schindler & Sun (2003), hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả. Theo Ducan (1996), đây còn là công cụ mô tả, kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị tổng thể nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để đưa ra kết quả hồi quy cho mô hình các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay KHCN.

• Kiểm định các giả thuyết và độ phù hợp của mô hình

- Xem xét mức độ phù hợp của mô hình: theo Hoàng & Chu (2008), hệ số R biểu thị độ lớn của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số R2 giải thích tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình. Giá trị R2 càng cao khả năng giải thích của mô hình hồi quy càng lớn và việc dự đoán biến phụ thuộc càng chính xác. Tuy nhiên, hệ số xác định R2 được chứng minh là càng tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình. Do đó, R2hiệu chỉnh được sử dụng để

phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

- Hiện tượng đa cộng tuyến: theo Hair & cộng sự (2006), Hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor) dùng để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường, nếu VIF của biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến phụ thuộc trong mô hình.

Ket luận chương 3

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đó các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Khoá luận thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu đã giúp nhóm tác giả xây dựng thang đo chính thức các khái niệm nghiên cứu, gồm 24 biến quan sát, để đưa vào bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật khảo sát thông tin từ KH với kích thước mẫu n = 200.

Chương này cũng trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng và các kỹ thuật được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu gồm: thiết kế mẫu nghiên cứu, đánh giá sơ bộ các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến.

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

_______t_______________________________

Phương sai thang đo nếu loại biến

_______t____________________________

Tương quan

biến tổng Cronbach’sAlpha nếu loại biến này

Mục đích sử dụng (MDSD), alpha = 0,746___________________________________ _______ MDSD1 ________3,4250 ________1,210 ________0,595 _______ MDSD2 ________3,3650 ________1,238 ________0,595 Chính sách ngân : làng (CS), alpha = 0,815___________________________________ CS1 _______ 11,6400 ________2,694 ________0,570 ________0,797 CS2 _______ 11,7350 ________2,487 ________0,626 ________0,773 CS3 _______ 11,7750 ________2,628 ________0,601 ________0,783 CS4 _______ 11,7700 ________2,299 ________0,749 ________0,711

Thông tin khách làng (TT), alpha = 0,746___________________________________ TT1 ________ 7,3300 ________1,579 ________0,577 ________0,665 _______TT2 ________ 7,4500 ________ 1,495 ________ 0,567 ________ 0,669 _______TT3 ________ 7,5700 ________ 1,221 ________ 0,593 ________ 0,650 Lịch sử tín dụng (LSTD), alpha = 0,716_____________________________________ _______LSTD1 ________ 3,9400 ________1,333 ________0,562 . _______LSTD2 ________ 3,3750 ________1,703 ________0,562 .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHINHÁNH SÀI GÒN 10598543-2379-012117.htm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w