Như vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài đều có chung kết luận rằng, mô hình Fama và French 3 nhân tố thể hiện sự vượt trội của mình trong việc giải thích TSSL của chứng khoán khi so sánh với với mô hình CAPM . Tuy nhiên, ở một thị trường mang những tính chất đặc thù của một thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam, liệu rằng mô hình Fama-French 3 nhân tố có giữ vững được sự vượt trội đó?
rằng nhân tố quy mô và nhân tố giá trị được tính bằng tỷ số BTM đã nâng cao giá trị giải thích vào mô hình so với mô hình CAPM truyền thống.
Anh, T. T. T. (2017) đã thực hiện kiểm định mô hình Fama-French 3 nhân tố trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với các tiếp cận hồi quy lượng tử. Bài viết đã thực hiện trên
313 co phiếu đã được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn từ tháng 10 năm 2011 tới tháng 10 năm 2016. Bài viết đưa ra kết quả rằng, mô hình Fama-French vẫn thể hiện sự vượt trội của mình khi giải thích TSSL của chứng khoán.
Bên cạnh đó, có mối quan hệ cùng chiều giữa TSSL của danh mục đầu tư với nhân tố giá trị sổ sách trên thị giá và nhân tố phần bù rủi ro thị trường và nhân tố quy mô có mối quan hệ ngược chiều với TSSL của danh mục đầu tư.
Bach, Q. A. (2018) trong bài nghiên cứu của mình đã so sánh 2 mô hình là mô hình
Fama và French 3 nhân tố và mô hình CAPM tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2012 tới tháng 12 năm 2015, lấy dữ liệu đóng cửa th eo tháng của 200 cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho ra rằng, mặc dù mô hình CAPM sử dụng để giải thích TSSL của chứng khoán bằng hệ số beta
của chính nó và mô hình có hệ số R bình phương khá cao là 73%, tuy nhiên mô hình Fama-
French 3 nhân tố lại cho ra R bình phương là 79% và có tiềm năng thay thế mô hình CAPM
khi sử dụng tại Việt Nam.
Đức, V. H., & Tân, M. D. (2020) trong bài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình Fama-
French 3 nhân tố cho VN: Cách tiếp cận mới về phân chia danh mục đầu tư” đã thực hiện kiểm định mô hình Fama và French 3 nhân tố trên các cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 cho tới năm 2013. Kết quả của nghiên cứu cho rằng, có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu khi phân chia các cổ phiếu trong các danh mục, mô hình Fama-French 3 nhân tố cho ra sự phù hợp khi áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi 3 nhân tố trong các mô hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, các kỳ vọng về dấu và ý nghĩa thống kê của các mô hình hồi quy đều đạt đúng với kỳ vọng theo bài viết gốc của Fama và French (1993), nhân tố phần bù rủi ro thị trường vẫn đóng vai trò quan trọng và là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến TSSL của danh mục đầu tư, tiếp theo đó mới là 2 nhân tố được thêm vào là nhân tố quy mô và
nhân tố giá trị, trong 2 nhân tố đó, nhân tố giá trị mang lại sự hiệu quả vượt trội so với nhân
tố quy mô.