Vì mô hình CAPM có khiếm khuyết là bỏ qua các nhân tố phi thị trường, Fama và French (1993) đã thêm 2 nhân tố nữa vào mô hình mà các ông cho rằng những co phiếu có
nhân tố này thường tốt hơn so với thị trường, đó là nhân tố về quy mô (SMB) và nhân tố về giá trị (HML). Từ đó mô hình Fama - French sẽ có dạng như sau:
Rp,t-Rf,t = «0 + β1 [Rm,t - Rf,t] + β2 SMBt + β3 HMLt+ St Trong đó:
Rp,t là TSSL của một chứng khoán hay danh mục đầu tư tại thời điểm t. Rf,t là lãi suất phi rủi ro.
SMBt là nhân tố quy mô tại thời điểm t. HMLt là nhân tố giá trị tại thời điểm t. 3.2.2.1. Nhân tố quy mô (SMB)
Các nhân tố được sử dụng trong bài viết theo sát các bước nghiên cứu của Fama và French (1993). Đầu tiên, các cổ phiếu sẽ được lọc và tái cấu trúc mỗi năm một lần. Ớ nhân
tố quy mô, khóa luận sẽ sắp xếp các cổ phiếu theo tiêu chí quy mô thị trường từ bé nhất tới
lớn nhất, sau đó sẽ chia thành hai danh mục đó là những cổ phiếu có quy mô nhỏ (S) và
những cổ phiếu có quy mô lớn (B) dựa vào vị trí của cổ phiếu so với mức trung vị. Cụ thể là, nếu cổ phiếu có quy mô lớn hơn trung vị của chuỗi quy mô, thì sẽ nằm dưới trung vị theo cách sắp xếp trên, thì được thêm vào danh mục có quy mô lớn (B); và ngược lại, nếu quy mô của cổ phiếu bé hơn mức trung vị và nằm trên vị trí trung vị của chuỗi quy mô, thì sẽ được xếp vào danh mục có quy mô nhỏ (S). Tiếp theo, khóa luận sẽ sắp xếp lại các cổ phiếu dựa trên tiêu chí chỉ số book-to-market từ bé đến lớn và đánh dấu các mốc ở 30% và
70%, những cổ phiếu ở vị trí trên mốc 30% sẽ vào danh mục những cổ phiếu có giá trị thấp
(L), những cổ phiếu ở vị trí dưới mốc 70% sẽ vào danh mục những cổ phiếu có giá trị cao (H), còn lại là danh mục những cổ phiếu có giá trị trung bình (M).
Sau quá trình xử lý như trên, 5 danh mục cổ phiếu đã được tạo ra đó là S, B, H, M và
L. Tiếp theo khóa luận sẽ xây dựng các danh mục cổ phiếu là tổng hợp từng cặp của 5 danh
mục nói trên, kết quả sẽ thiết lập được 6 danh mục cổ phiếu đó là SH, SM, SL và BH, BM,
BL. Như vậy:
- Danh mục SH là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô nhỏ S) vừa có nhân tố giá trị cao (H).
- Danh mục SM là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô nhỏ (S) vừa có nhân tố giá trị trung bình (M).
- Danh mục SL là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô nhỏ (S) vừa có nhân tố giá trị thấp (L).
- Danh mục BH là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô lớn (B) vừa có nhân tố giá trị cao (H).
- Danh mục BM là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô lớn (B) vừa có nhân tố giá trị trung bình (M).
- Danh mục BL là danh mục của những cổ phiếu vừa có nhân tố quy mô lớn (B) vừa có nhân tố giá trị thấp (L).
Để dễ dàng nhận biết, ta có bảng thiết lập các danh mục như sau:
Tên
biến Số Quan Sát Trung Bình Độ Lệch Chuẩn Nhỏ Nhat Lớn Nhất
SL 71 0.012 0.047 -0.106 0.143 SM 71 -0.001 0.032 -0.130 0.090 SH 71 -0.017 0.042 -0.153 0.116 BL 71 0.015 0.048 -0.206 0.145 BM 71 0.003 0.054 -0.237 0.152 BH 71 -0.015 0.080 -0.340 0.215 SMB 71 -0.003 0.034 -0.083 0.131
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Cuối cùng, để tính nhân tố SMB, khóa luận sẽ tính TSSL trung bình đã trừ đi lãi suất phi rủi ro của từng tháng của 6 danh mục vừa thiết lập trên, sau đó áp dụng công thức:
SMB = 1/3 x (SL + SM +SH) - 1/3 x (BL + BM + BH) 3.2.2.2. Nhân tố HML
Tương tự như các bước trên, sau khi tính toán được TSSL trung bình đã trừ đi lãi suất
phi rủi ro theo tháng của 6 danh mục, tiếp tục áp dụng công thức sau để tính toán nhân tố HML:
HML = 1/2 x (SH + BH) - 1/2 x (SL +BL) 3.2.2.3. Nhân tố phần bù rủi ro thị trường
Cuối cùng, theo Fama-French (1993), nhân tố phần bù rủi ro thị trường sẽ được tính bằng cách lấy tong TSSL trung bình của 6 danh mục đã được thiết lập theo tháng trừ đi lãi suất phi rủi ro theo tháng.
Căn cứ vào bảng 3.2 thuộc về kết quả thống kê mô tả các biến, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều là dữ liệu dạng chuỗi thời gian, trong thời gian nghiên cứu từ 2015
đến 2020, có 71 quan sát của mỗi biến từ báo cáo tài chính các cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:
HML 71 -0.029 0.040 -0.121 0.094
Rm 71 0.011 0.267 \-1.164
---
Biến SMB HML Rm-Rf
SMB -0.603 -0.717
HML -0.603 0.429
Rm - Rf -0.717 0.429
Nguôn: Tác giả tự tính toán
Bảng 3.2 thống kê miêu tả các biến trong mô hình, có thể thấy được trung bình TSSL
của 6 danh mục đã được thiết lập dao động trong khoản từ -1.7% của danh mục SH tới 1.5% của danh mục BL. Nhìn chung, TSSL trung bình của những danh mục có nhân tố quy
mô nhỏ (SL, SH, SM) thấp hơn TSSL trung bình của những danh mục có nhân tố quy mô lớn. Tương tự, TSSL của những danh mục có nhân tố giá trị so sách trên thị giá thấp (SL, BL) cao hơn những danh mục có nhân tố giá trị sổ sách trên thị giá cao. Kết quả thống kê mô tả của các danh mục này tương tự với bài viết của Phong, N. A., & Hoang, T. V. (2012),
khi đó tác giả nghiên cứu và kiểm định mô hình 3 nhân tố trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô, cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam, khá giống với tình hình vĩ mô trong giai đoạn mà khóa luận đang nghiên cứu.
Nguôn: Tác giả tự tính toán
Bảng 3.3 thể hiện ma trận tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu, qua bảng trên ta có thể thấy:
- Nhân tố quy mô có tương quan âm với phần bù rủi ro thị trường, hay nói cách khác khi các co phiếu có quy mô nhỏ tăng vượt trội so với các co phiếu có quy mô lớn thì phần bù rủi ro thị trường sẽ giảm.
- Nhân tố giá trị có tương quan dương với phần bù rủi ro thị trường, hay nói cách khác khi các cổ phiếu có giá trị cao tăng vượt trội so với các công ty có giá trị thấp thì phần
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN