Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LựC LÀM VIỆC CỦANHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNNGUỒN LựC QUỐC TẾ SAM 10598457-2298-011442.htm (Trang 79 - 81)

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu và thực tiễn của doanh nghiệp là cơ sở đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực động lực làm việc làm việc của nhân viên.

Yếu tố “Lương, thưởng phúc lợi” có tác động mạnh đến động lực làm việc của nhân viên. Các thang đo có giá trị trung bình từ 3.08 đến 3.44, đều được đánh giá ở mức bình thường. Công ty cần có chính sách trả lương xứng đáng với kết quả công việc của nhân viên, mức lương cần đáp ứng đủ mức sống của họ, và đặc biệt cần trả lương đầy đủ và đúng hạn, công ty cũng cần phải chú ý đến vấn đề đóng đầy đủ bảo hiểm cho nhân viên, và kịp thời hỗ trợ họ những lúc khó khăn. Ngoài ra, công ty cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công bằng và mình bạch cho các nhân viên giúp họ xác định được mục tiêu thu nhập của mình và phấn đấu để đạt được mục tiêu đó.

Yếu tố “Điều kiện công việc” có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Các thang đó được đánh giá giá trị trung bình từ 3.29 đến 3.63, cho thấy công ty cần quan tâm nhiều hơn đến điều kiện làm việc của nhân viên. Trong đó, thang đo “Thời gian làm việc phù hợp” được đánh giá thấp, tháy được rằng thời gian làm việc trong công ty hiện còn chưa phù hợp với một số nhân viên, các nhà quản trị cần xem xét vấn đề và đưa ra các chính sách thời gian làm việc phù hợp. Để tăng thêm động lực làm việc cho nhân viên, công ty cần trang bị đầy đủ trang, thiết bị hỗ trợ cho vấn đề công việc của nhân viên. Hiện tại, công ty chưa cung cấp đầy đủ máy tính cho nhân viên trong công ty, họ còn phải sử dụng máy tính cá nhân. Do đó, bên cạnh việc cung cấp phòng làm việc thoải mái, công ty cần chuẩn bị đầy đủ máy tính cho họ. Ngoài ra, nhà

quản lý cần tạo không gian văn phòng thoải mái, năng động, thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên.

Yeu tố “Đồng nghiệp” chiếm một phần trong việc tác động đến động lực của nhân viên. Các thang đo có giá trị trung bình từ 3.32 đến 3.53. Trong đó, thang đo “Đồng nghiệp của tôi luôn chia sẻ kinh nghiệm trong công việc” được đánh giá thấp nhất, cho thấy được các nhân viên ít trao đổi kinh nghiệm công việc với nhau, người quản lý cần tìm hiểu vấn đề và giải quyết trong khả khả năng có thể. Các nhà quản trị cần có những biện pháp giúp cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty. Có thể tổ chức các cuộc dã ngoại tập thể, các hoạt động ngoài trời giúp nhân viên có thể hiểu nhau nhiều hơn trong công việc, giúp nâng cao năng suất công việc qua các công việc làm nhóm.

Yếu tố “Bản chất công việc” ảnh hưởng một phần đến động lực làm việc của nhân viên. Các biến có giá trị trung bình từ 3.06 đến 3.28, thể hiện mức độ bản chất công việc tác động đến nhân viên chưa cao. Thang đo “Tôi cảm thấy thích thú khi thực hiện công việc của mình” với giá trị trung bình là 3.06, thể hiện nhân viên chưa cảm thấy thích thú khi bắt tay thực hiện công viêc của mình. Nhà quản trị cần xem xét nguyên nhân và nhanh chóng đưa ra cách giải quyết giúp các nhân viên có nhiệt huyết hơn trong công việc. Ngoài ra, nhà quản trị cần biết được tính cách, năng lực của từng nhân viên và giao những công việc phù hợp với họ.

Yếu tố “Lãnh đạo” là yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Các biến trong thang đo có giá trị trung bình từ 3.24 đến 3.52. Để tạo động lực làm việc cho nhân viên, các nhà quản trị cần thường xuyên khen ngợi, tuyên dương nhân viên về kết quả, năng suất làm việc của họ, thể hiện được sự quan tâm, tốn trong và sự ghi nhân đối với họ. Ngoài ra, các nhà quản lý cần phải biết lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình, đưa ra các lời khuyên bổ ích, giúp họ vượt qua những khó khăn, từ đó họ có thể yên tâm hơn để làm việc cống hiến cho công ty.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LựC LÀM VIỆC CỦANHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNNGUỒN LựC QUỐC TẾ SAM 10598457-2298-011442.htm (Trang 79 - 81)