Theo như thống kê của NHNN Việt Nam được cập nhật vào ngày 31/12/2017, hiện nay có tất cả 35 NHTM trong nước, tác giả chỉ lấy 27 NHTM và bỏ đi các ngân hàng còn lại. Nguyên nhân là do trong giai đoạn nghiên cứu có một số ngân hàng sát nhập hoặc công bố dữ liệu không đầy đủ.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê Stata 14 tiến hành ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hằng năm của 27 NHTM mẫu được lựa chọn trong hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các nguồn tư liệu từ các văn bản hướng dẫn của NHNN Việt Nam, các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã được công bố. Quá trình lựa chọn các NHTM làm mẫu nghiên cứu dựa trên các tiêu chí và cân nhắc khác nhau.
22 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
23 TPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong
24 VBB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
25 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
26 VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
được mô tả trong hình 3.1
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2. Lược khảo nghiên cứu
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu 4. Thu thập dữ liệu 5. Phân tích dữ liệu 6. Trình bày kết quả 7. Kết luận, khuyến nghị
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Cụ thể các bước được trình bày như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: tại bước này, tác giả lựa chọn và xác
Việt Nam, dựa trên sự cần thiết nghiên cứu về mặt lý luận và tính cấp thiết về mặt thực tiễn.
Bước 2: Lược khảo nghiên cứu: tác giả đã lược khảo các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, tác giả đưa ra đánh giá chung về hạn chế về đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu của những công trình này, để có thể thấy rõ hơn sự cần thiết của việc tiếp tục thực hiện nghiên cứu.
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu: Sau khi xem xét các lý thuyết liên
quan và các mô hình nghiên cứu đã được các tác giả khác sử dụng, tác giả lựa chọn và thiết lập mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu của đề tài.
Bước 4: Thu thập dữ liệu: mẫu dữ liệu về biến phụ thuộc lợi nhuận (ROA,
ROE) và biến độc lập được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của NHTM. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các nguồn tư liệu từ các văn bản hướng dẫn của NHNN Việt Nam, các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã được công bố.
Bước 5: Phân tích dữ liệu: ở phần này tác giả thực hiện các bước sau:
- Thống kê mô tả: Nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm quan trọng của các
biến, nên số liệu sau khi tổng hợp sẽ được thống kê và trình bày dưới dạng bảng mô tả. Các đặc điểm quan trọng của các biến gồm có tên biến, số mẫu quan sát, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu và độ lệch chuẩn.
- Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Một trong số các giả định
của hồi quy tuyến tính là không có tương quan giữa các biến độc lập, và khi giải thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến có thể mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn sẽ không ước lượng được mô hình.
- Phân tích hồi quy: Khi sử dụng ma trận tương quan sẽ góp phần cho thấy
mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong khi đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên
Tên biến Trung bình Độ lệchchuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất ROA 022 069 -551 248 ROE 737 881 -82.00 33.27 CAR 13.33 323 834 34.40 INVSTA 58.44 11.84 14.73 80.06 LDEP 65.77 13.65 16.65 98.20 CDTA 11.37 256 085 45.51 DEPOS 64.95 13.84 679 89.37
biến phụ thuộc. Do đó, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích. Phương pháp này sẽ được thực hiện trên 3 mô hình hồi quy dữ liệu bảng phổ biến nhất là mô hình Pooled OLS, FEM, REM. Để lựa chọn mô hình phù hợp trong ba mô hình, tiến hành kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và FEM, dùng kiểm định Chow với F-test để so sánh lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM. Sau đó, thực hiện kiểm định Hausman để so sánh giữa mô hình FEM và REM, xem mức độ phù hợp của mô hình nào tốt hơn.
- Sau khi chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng, tiến hành kiểm định chẩn đoán các khuyết tật của mô hình như phương sai thay đổi (Heteroskedasticity test), đa cộng tuyến (Multicollinearity test), tự tương quan (Autocorrelation test).
Bước 6: Trình bày kết quả: sau khi phân tích dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ
trình bày những kết quả chủ yếu thu được, và tiến hành so sánh với một số nghiên cứu tương tự để có những kết luận chính xác về kết quả nghiên cứu.
Bước 7: Kết luận, khuyến nghị: tác giả trình bày những kết luận chính của
đề tài, đề xuất các khuyến nghị và nêu ra những hạn chế của đề tài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mô tả
0.69%. Điều này cho thấy mức độ tương đồng cao trong khả năng sinh lời trên tổng tài sản giữa các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 - 2020. Chênh lệch giá trị ROA giữa ngân hàng có giá trị lớn nhất là 2.48% (của VPB năm 2020) với ngân hàng có giá trị thấp nhất là -5.51% (của TPB năm 2011).
ROE - có giá trị trung bình là 7.37% với độ lệch chuẩn là 8.81%. Điều này cho thấy có sự khác biệt không lớn trong khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu. Với mức biến động giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của ROE lần lượt là 33.27% (của MBB năm 2012) và -82.00% (của TPB năm 2011) cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu hóa khi các ngân hàng luôn tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận cao nhất trên mỗi đồng vốn từ nhà đầu tư của mình.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) - có giá trị trung bình là 13.33% với độ lệch chuẩn là 3.93%. Điều này phản ánh có sự khác biệt về vốn chủ sở hữu trong đó
NHTMCP Việt Nam Thương Tín (VBB năm 2019) có mức vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp nhất với 8.34% và cao nhất là NHTMCP Bản Việt (BVB) với 34.4% năm 2011.
Chỉ số trạng thái tiền mặt (CDTA) - có giá trị trung bình là 11.37% với độ lệch chuẩn là 7.56%. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SSB năm 2012) có chỉ số trạng thái tiền mặt trung bình lớn nhất là 45.51% và thấp nhất là ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB năm 2016) là 0.85%.
Chỉ số năng lực cho vay (INVSTA) - có giá trị trung bình khá cao qua 10 năm là 58.44% với độ lệch chuẩn là 11.84%. Điều này cho thấy tài sản của ngân hàng chủ yếu từ nguồn cho vay khách. Tỷ lệ dư nợ cho vay cao nhất 80.06% ( BID năm 2020) và tỷ lệ thấp nhất thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB năm 2011) với 14.73%.
Chỉ số Tổng dư nợ / Tiền gửi KH (LDEP) - có giá trị trung bình là 65.77% với độ lệch chuẩn là 13.65% và có sự chênh lệch lớn, thấp nhất là 16.65% của ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB năm 2011) và cao nhất là 98.2% của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB năm 2012). Điều này cho thấy, trong khi một số ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận thì có một số ngân hàng lại cho vay quá mức, điều này gây ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Việc duy trì tỷ lệ LDEP ở mức cao cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản, cùng với việc không đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay dẫn đến việc lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng.
Chỉ số cơ cấu tiền gửi (DEPOS) - có giá trị trung bình là 64.95% với độ lệch chuẩn là 13.84%, đang ở mức khá cao. Điều này cho thấy các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của khách hàng trong đó NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) là ngân hàng có số tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất 89.37% vào năm 2016 trong khi đó năm 2011 tỷ lệ tiền gửi NHTMCP Phát triển Nhà Việt Nam (HDB) thấp nhất trong các ngân hàng với giá trị 6.79%.
Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả xem xét xu hướng lợi nhuận và thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả được trình bày từ Hình 4.1 đến Hình 4.7:
Hình 4.1: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Qua hình 4.1 và hình 4.2, cho thấy từ năm 2011 đến năm 2015 chỉ số ROE và ROA có xu hướng giảm tuy nhiên từ năm 2015 - 2020 thì chỉ số lợi ROE và ROA có xu hướng tăng trở lại. Giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số ROE và ROA giảm nguyên nhân giai đoạn này toàn ngành ngân hàng Việt Nam gặp phải cuộc khủng khoảng nợ xấu, các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn này rơi vào khó khăn, một loạt doanh nghiệp rơi vào phá sản và không trả được nợ dẫn đến nợ xấu ngành ngân hàng tăng vọt. Trong giai đoạn gặp khó khăn, ngân hàng khi cùng lúc phải trích lập
dự phòng tăng cao do nợ xấu mặt khác các doanh nghiệp cũng đối mặt với khó khăn dẫn đến tìm kiếm khách hàng khó khăn chính vì vậy mà lợi nhuận ngành ngân hàng giai đoạn này sụt giảm. Từ năm 2015 - 2020 thì chỉ số ROE và ROA có xu hướng tăng nhẹ do giai đoạn này về cơ bản cuộc khủng khoảng nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã được ngăn chặn, nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc đi lên.
Hình 4.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các TCTD. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Với quy định này, áp lực thanh khoản ngân hàng càng cao hơn, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2010 thì hầu hết các NHTMCP đã đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% như quy định. Năm 2011, hệ số an toàn vốn trung bình của các NHTM Việt Nam là 14.90%, năm 2012 là 15.10%, sau đó từ năm 2014 đến năm 2020 có xu hướng giảm xuống 14.22% năm 2013 và 13.99% năm 2014. Nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây không tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xác định chính xác vốn tự có
thực của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM có thể thấp hơn so với số liệu công bố trên.
Hình 4.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Qua hình 4.4 trên ta thấy chỉ số trạng thái tiền mặt giảm từ năm 2011 - 2016, sau đó tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2020. Do hiện nay việc thanh toán các giao dịch của ngân hàng chủ yếu thông qua Internet mà không trực tiếp thực hiện giao dịch tiền mặt nhiều như thời gian trước. Đồng thời, khi ngân hàng duy trì chỉ số này ở mức cao chưa hẳn là tốt, chỉ số cao cho thấy ngân hàng có lượng tiền nhàn rỗi cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả.
Hình 4.5: Chỉ số năng lực cho vay trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Qua hình 4.5 trên cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2020, chỉ số năng lực cho vay tăng dần từ 48.90% đến 61.71% nhưng không nhiều. Do hiện nay nền kinh tế
CAR INVSTA LDEP CDTA DEPOS CAR 1?ÕÕ INVSTA -0.09 1?ÕÕ LDEP 006 096 100 CDTA 008 -0.46 -0.42 100 DEPOS -021 042 039 -043 1.00
Pooled OLS FEM REM
CAR Hệ số Beta -0.05 -0.02 -0.03
Độ lệch chuẩn 0.01 0.01 0.01
Giá trị t -4.25 -1.91 -2.56
ngày càng phát triển, việc mở rộng quy mô và thúc đẩy kinh doanh ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc kinh doanh chủ yếu là cho
vay.
Hình 4.6: Chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi khách hàng trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.6 minh họa được chỉ số tổng dự nợ trên tiền gửi khách hàng trong giai đoạn 2011 - 2020 có xu hướng tăng. Điều này sẽ làm cho tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm nhưng nguồn vốn huy động vào lại giảm, mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động, đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng.
Hình 4.7: Chỉ số cơ cấu tiền gửi trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Qua hình 4.7 cho thấy được khi tiền gửi khách hàng so với tài sản qua các
năm tăng cao, chỉ số cơ cấu tiền gửi trung bình tăng từ 44.8% năm 2011 đến 69.1% năm 2020 do đó ngân hàng tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, sẵn sàng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thị trường tiền tệ ổn định, đảm bảo an toàn hệ thống có nhiều vốn để tăng cường cho vay và đầu tư qua đó mang lại tỷ suất sinh lời cao cho ngân hàng.
4.2. Phân tích ma trận tương quan
Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình
Nguồn: Kết quả từ STATA
Kết luận: Theo Kenedy (2008), hiện tượng đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.8 trở lên. Bảng 4.2 mô tả ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, cho thấy hệ số tương quan của các biến độc lập trong khoảng -0.46 đến 0.96. Việc xử lý đa cộng tuyến không phụ thuộc vào hệ số tương quan cao hay thấp mà phụ thuộc vào hậu quả của đa cộng tuyến làm cho hệ số hồi quy thay đổi dấu. Tác giả tiến hành kiểm định lại hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF.