II. Duy thức tánh.
b. Ba vô tánh:
Cháh văn: 即依此三性 立彼三無性 故佛密意說 一切法無性 初即相無性 次無自然性 後由遠離前 所執我法性 此諸法勝義 亦即是真如 常如其性故 即唯識實性
Phiên âm: Tức y thử tam tánh,
Lập bỉ tam vô tánh. Cố Phật mật ý thuyết, Nhất thiết pháp vô tánh. Sơ tức tướng vô tánh, Thứ vô tự nhiên tánh. Hậu do viễn ly tiền,
Sở chấp ngã pháp tánh. Thử chư pháp thắng nghĩa. Diệc tức thị chân như.
Thường như kỳ tánh cố,
Tức duy thức thật tánh.
Việt dịch:
Đức Phật căn cứ trên ba tự tánh, lập ra ba vô
tánh. Đây là mật ý của đức Phật để thuyết minh tất
cả các pháp đều không có tự tánh. Đầu tiên là tướng vô tánh, kế đó là vô tự nhiên tánh và sau hết là do xa lìa tánh chấp ngã và chấp pháp (biến kế sở chấp)
trước, nên gọi là thắng nghĩa vô tánh, có nghĩa cái
vô tánh có một nội dung vô cùng tốt đẹp thù thắng.
Đây là thắng nghĩa của các pháp, cũng tức là chân
như. Vì xưa nay thường hằng như vậy. Và đây cũng
chính là thật tánh của duy thức.
Giải thích:
Đây là ba bài tụng, thành lập ba vô tánh. Cũng để trả lời một nghi vấn về vi giáo nạn mà ngoại nhân hỏi rằng, nếu đã có ba tự tánh thì tại sao Phật lại dạy, tất cả các pháp đều không có tự tánh?
Sau khi đức Phật dạy ba tự tánh, sợ hàng phàm
phu không hiểu rồi chấp có ba tự tánh, nên đức Phật
lại lập ba vô tánh để phá chấp. Đây chính là thâm ý của đức Phật ngầm bảo rằng, tất cả các pháp đều
không có tự tánh.
Căn cứ vào ba tự tánh lập nên ba vô tánh là:
1. Căn cứ biến kế sở chấp: lập tướng vô tự tánh.
2. Căn cứ y tha khởi tự tánh: lập vô tự nhiên tánh.
3. Căn cứ viên thành thật tánh: lập thắng nghĩa
vô tánh.
Trên phương diện tục đế, đức Phật thi thiết những phương tiện độ sanh, nên lập ba tự tánh.
Nhưng nếu căn cứ trên phương diện chân đế (thắng
nghĩa đế) thì không pháp nào được thành lập. “Pháp
còn nên xả huống là phi pháp”. Cho nên đức Phật lại lập ba vô tánh:
1. Tướng vô tánh: các pháp có hình tướng đều do
duyên sinh, là giả dối, là không thật, chỉ do biến kế
sở chấp mà có. Như vậy, từ trong bản chất của các
pháp đã không có tự tánh. Cho nên gọi là tướng vô
tánh. Ví dụ:
ban đêm nhận lầm sợi dây là con rắn. Viên đá lớn
trong bụi rậm nhận lầm là cọp phục.
Rắn, cọp đều là biến kế sở chấp, không có thật.
2. Vô tự nhiên tánh: các pháp, không một pháp
nào tự nhiên có, mà phải nhờ vào các duyên mới
sanh khởi được. Các pháp nhờ duyên mà sanh khởi,
nó không có tự tánh, cho nên cũng còn gọi là sanh
vô tánh.
vượt thoát các tướng trạng chấp ngã chấp pháp của biến kế sở chấp, mà chứng được pháp tánh viên mãn thành tựu chân thật, gọi là thắng nghĩa vô tánh.
Cái thắng nghĩa vô tánh này, có một nội dung vô
cùng thù thắng tốt đẹp. Đó là thắng nghĩa của các
pháp; mà đó cũng tức là chân như. Bởi lẽ xưa nay nó
thường hằng như vậy. Và đây cũng chính là thật tánh
thường như của duy thức.
Chữ “chân như” trong tụng “Diệc tức thị chân như” có nghĩa: “Chân” là chân thật, không hư vọng.
“Như” là như thường không thay đổi. Chân thật như
thường là bản tánh thường như của các pháp, không
tăng không giảm, trạm nhiên thường tịch.
Đây cũng chính là thật tánh của duy thức vậy. Trên đây, biến kế sở chấp và y tha khởi đều không phải là thật tánh, chỉ có viên thành thật mới là thật tánh của các pháp.
Đứng về phương diện duy thức mà nói thì nó là thành thật tánh của duy thức. Vì vậy mà câu tụng
cuối nói “Tức duy thức thật tánh”. Các từ ngữ: Viên
thành thật, thắng nghĩa, chân như, duy thức thật
tánh, đều có chung một thể, nhưng tên gọi có khác.
25 bài tụng trên, đã nói rõ về duy thức cảnh, nghĩa là đã nói về duy thức tướng. Tánh là nơi nương tựa của tướng, là phần bản thể hàm chứa bên
trong; tướng là để làm rõ tánh, là tác dụng phát hiện
bên ngoài. Như nước và sóng, không phải một mà
Lại nữa, 25 bài tụng trên là phần lý thuyết của duy thức. Dưới đây 5 bài tụng cuối, là phần nói về duy thức hạnh, duy thức quả; hay nói cách khác là duy thức vị; tức là nói đến cảnh giới tu chứng của duy thức. Đây chính là vấn đề thực tiển.
* * * * * * *